Thực hiện Dự án “Tuyên truyền vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế”, ngày 25/6, Hội Nông dân tỉnh tổ chức cho 50 cán bộ, hội viên nông dân thuộc các xã Gia Hòa, Gia Thịnh, Gia Phú (huyện Gia Viễn) đi tham quan, học tập kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải thân thiện môi trường tại huyện Yên Khánh.
Những ngày đầu xuân, mùa hành hương đẹp nhất trong năm, nếu một lần ghé thămquần thể danh thắng Tràng An, du khách trong nước chắc hẳn không khỏi ấn tượng với cách mỗi người dân nơi đây tích cực tham gia vào hoạt động vừa khai thác du lịch vừa bảo tồn di sản thiên nhiên và văn hóa một cách có tổ chức chuyên nghiệp và bài bản, hài hòa giữa phát triển kinh tế và tôn vinh – gìn giữ những giá trị văn hóa của di tích thiên nhiên -lịch sử. Trò chuyện với các bác lái đò hiền lành trong khu du lịch, vốn là những người nông dân trước đây chỉ gắn bó với ruộng đồng, mới thấy đóng góp to lớn của kinh tế di sản đã thay đổi diện mạo cuộc sống của người dân nơi đây.
Được trực tiếp tham dự các lớp tập huấn kỹ thuật xử lý rác thải hữu cơ thân thiện với môi trường do Hội Nông dân tỉnh tổ chức trong khuôn khổ Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế”, ông Phạm Thế Luân, hội viên nông dân xóm 13, xã Khánh Công, huyện Yên Khánh là một trong những hộ tiên phong áp dụngthành công kỹ thuật, mang lại hiệu quả tích cực.
Năm 2016, Diễn đàn Kinh tế Thế giới đã chỉ ra rằng 78 triệu tấn nhựa được sản xuất hàng năm và trong đó chỉ 14% được tái chế và 32% bị rò rỉ ra môi trường. Hơn nữa, một con số đáng lo ngại được cảnh báo năm 2014, tỷ lệ cá so với nhựa là 5:1. Họ dự đoán rằng vào năm 2050, tỷ lệ này sẽ là 1:1. Khi ấy trong lưới của ngư dân kéo lên, chỉ có một nửa là cá, một nửa là rác thải nhựa. Viễn cảnh này chỉ nghĩ đến thôi đã thấy thật đáng nguy hiểm. Tăng trưởng kinh tế và đô thị hóa với tốc độ nhanh cũng như thay đổi lối sống ở Việt Nam đã dẫn đến cuộc khủng hoảng ô nhiễm nhựa. Ước tính có khoảng 3,1 triệu tấn chất thải nhựa được thải ra trên đất liền hàng năm ở Việt Nam. Ít nhất 10% trong số chất thải chưa được quản lý tốt này bị rò rỉ vào môi trường nước, khiến Việt Nam trở thành một trong năm nước gây ô nhiễm nhựa trên đại dương hàng đầu trên thế giới với 1.8 triệu tấn mỗi năm. Khối lượng rò rỉ có thể tăng gấp đôi vào năm 2030 theo kịch bản thông thường.
Kính gửi: Ban Tổ Chức Chương Trình "Tiếp Sức Nhà Nông"
Trong năm 2023, các cấp Hội Nông dân trong tỉnh đã phối hợp với Ngân hàng chính sách xã hội (NHCSXH) cùng cấp thực hiện tốt việc ủy thác cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, nhằm đưa nguồn vốn ưu đãi đến tận tay người thụ hưởng, giúp nhiều hộ nghèo có vốn phát triển sản xuất, tăng thu nhập, cải thiện đời sống, đóng góp tích cực vào công cuộc xóa đói, giảm nghèo của địa phương...
Nhân dịp chị họ của tôi về nước, chị cùng gia đình tôi đã đi thăm khu du lịch Tam Cốc Bích Động thuộc xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình. Tôi rất hào hứng khi được cùng chị chiêm ngưỡng phong cảnh của “Nam thiên đệ nhị động” với cảnh sắc sông núi thơ mộng. Nếu chị về chơi sớm hơn vài tháng (vào khoảng tháng 5, tháng 6), tôi nghĩ chị tôi sẽ vô cùng ngạc nhiên và thích thú khi được ngắm cánh đồng Tam Cốc mùa lúa chín tựa như tấm lụa vàng óng ả nổi bật giữa khung cảnh núi non hùng vĩ.
Những năm qua, Hội Nông dân tỉnh Ninh Bình đã tích cực xây dựng và nhân rộng nhiều mô hình chi Hội Nông dân nghề nghiệp, tổ Hội Nông dân nghề nghiệp làm ăn hiệu quả. Qua đó, đã góp phần đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của tổ chức Hội ở cơ sở, cũng như đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế tại địa phương.
Hưởng ứng phong trào thi đua “Dân vận khéo”, thời gian qua, các cấp Hội Nông dân trong huyện đã tăng cường tuyên truyền, vận động hội viên nông dân tích cực tham gia các chương trình, cuộc vận động của Hội, nhất là phong trào thi đua phát triển kinh tế, trong đó đặc biệt quan tâm xây dựng các mô hình điểm về trồng cây, con nuôi mới, cho hiệu quả kinh tế cao.
Quảng Lạc là một xã miền núi có diện tích tự nhiên trên 1.400 km2, dân số trên 7 nghìn khẩu, trong đó đồng bào dân tộc Mường theo đạo Thiên chúa giáo chiếm 72%. Những năm qua, Hội Nông dân xã Quảng Lạc (huyện Nho Quan) không ngừng đổi mới nội dung, phương thức hoạt động nhằm nâng cao hiệu quả thu hút, tập hợp nông dân là đồng bào dân tộc Mường, đồng bào theo đạo tham gia tổ chức Hội.
|
Đang truy cập : 302
•Máy chủ tìm kiếm : 17
•Khách viếng thăm : 285
Hôm nay : 37537
Tháng hiện tại : 1276620
Tổng lượt truy cập : 40750779