Nhằm nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật cho hội viên, nông dân, thời gian qua, các cấp Hội Nông dân trong tỉnh đã tích cực triển khai đa dạng các hoạt động tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho cán bộ, hội viên nông dân.
Hàng năm, Ban Thường vụ Hội Nông dân tỉnh đều ban hành kế hoạch về công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho cán bộ, hội viên, nông dân; đồng thời chỉ đạo các huyện, thànhHội triển khai tới cơ sởđảm bảo thiết thực, phù hợp với thực tiễn tại địa phương. Hội Nông dân các cấp chú trọng công tác tuyên truyền, phổ biến kịp thời nội dung các văn bản phápluật có liên quan đến đời sống nhân dân, đến nông nghiệp, nông dân, nông thôn như: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luật Đất đai năm 2013, Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo, Luật Bình đẳng giới, Luật hôn nhân và gia đình, Luật Chăn nuôi, Luật Trồng trọt, Luật Bảo vệ môi trường… Các văn bản pháp luật về bầu cử đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp; Các chương trình, đề án PBGDPL trên địa bàn tỉnh gắn với việc thực hiện nhiệm vụ của Hội, địa phương và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ các cấp, Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.v.v…
Hình thức tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật được đa dạng hóa như: Tổ chức các hội nghị, sinh hoạt chi Hội, sinh hoạt Câu lạc bộ, phát hành tài liệu phổ biến pháp luật, tổ chức các Hội thi Nông dân tìm hiểu pháp luật, xây dựng các mô hình điểm, tuyên truyền trên Bản tin, Website Hội Nông dân tỉnh.v.v… 10 năm qua, Hội Nông dân tỉnh đã trực tiếp tổ chức 245 cuộc tuyên truyền phổ biến pháp luật cho 27.685 lượt người tham dự, phối hợptổ chức 239 buổi tuyên truyền pháp luật cho 25.573 lượt hội viên, nông dân; lồng ghép tổ chức 40 lớp tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ, kiến thức công tác tuyên truyền pháp luật, trợ giúp pháp lý và kỹ năng công tác hòa giải cho cán bộ Hội các cấp. Hội Nông dân cấp huyện và cơ sở phối hợp với ngành tư pháp, Trung tâm học tập cộng đồng…tổ chức được 7.095 buổi cho 815.925 lượt cán bộ, hội viên, nông dân.
Từ năm 2012 đến quý I/2020, Hội Nông dân tỉnh đã phát hành 35.500 cuốn Bản tin Nông dân Ninh Bình trong đó có chuyên mục “Phổ biến pháp luật” đến các chi Hội làm tài liệu sinh hoạt; xây dựng và duy trì trang Thông tin điện tử Hội Nông dân tỉnh, chú trọng đăng tải các thông tin, kiến thức pháp luật trong chuyên mục “Sổ tay pháp luật”.Các cấp Hội xây dựngđược 141 Câu lạc bộ “Nông dân với pháp luật”, 138 tủ sách pháp luật, cấp phát 136.977 tờ rơi, tờ gấp, tài liệu tuyên truyền pháp luật, tạo điều kiện thuận lợi cho hội viên nông dân giao lưu,học tập, tìm hiểu pháp luật.
Được sự hỗ trợ của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, Hội Nông dân tỉnh xây dựng 02 Mô hình điểm “Hội Nông dân tham gia tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của nông dân gắn với thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở và tham gia giám sát, phản biện xã hội” tại phường Ninh Phong (TP) Ninh Bình và xã Ninh Hải (huyện Hoa Lư) thực hiện Quyết định số81/2014/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Hội Nông dân cơ sở phối hợp xây dựng các mô hình “Tổ an ninh tự quản”, Câu lạc bộ “Nông dân với an toàn giao thông”…
Để truyền tải các kiến thức pháp luật một cách sinh động, dễ hiểu, dễ nhớ, Hội Nông dân tỉnh tổ chức 10 Hội thi Tìm hiểu pháp luật về Bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm, phát triển Du lịch, Nhà nông đua tài … dưới hình thức sân khấu hóa; các cấp Hội phối hợp tham gia trên 20 hội thi tìm hiểu pháp luậtthu hút đông đảo cán bộ, hội viên, nông dân tham dự. Hội Nông dân cơ sở tổ chức hơn 600 buổi giao lưu, tọa đàm, hái hoa dân chủ tìm hiểu kiến thức về pháp luật; tích cực tham gia các Cuộc thi viết tìm hiểu pháp luật như: “Tìm hiểu Luật an ninh mạng”, “Tìm hiểu Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, Cuộc thi “Tổ quốc bên bờ sóng”.v.v… Ngoài ra, Hội Nông dân các xã, phường tuyên truyền cho cán bộ, hội viên nông dân thực hiện ký cam kết không vi phạm pháp luật trong các đợt cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm, đặc biệt là dịp Tết Nguyên đán; phát huy tác dụng của mạng xã hội như zalo, facebook, trang fanpage… trong việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật.
Công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật còn được Hội thực hiện thông qua các hoạt động trợ giúp pháp lý và hòa giải ở cơ sở.Trong 10 năm, Hội Nông dân các cấp tổ chức được 1.410 buổi tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý cho 29.610 hội viên nông dân. Hội Nông dân tỉnh tổ chức 48hội nghị đối thoại trực tiếp với 6.195 lượt cán bộ, hội viên nông dân, Hội Nông dân cấp huyện, thành phố tổ chức 1.192 cuộc đối thoại với 95.360 cán bộ, hội viên nông dân về việc thực hiện các chế độ chính sách liên quan đến nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Các cấp Hội chủ động sâu sát nắm bắt tình hình, tâm tư nguyện vọng của hội viên, nông dân, đề xuất với cấp ủy, chính quyền các cấp có biện pháp kịp thời giải quyết những khó khăn, vướng mắc.Hội Nông dân cơ sở tích cực tham gia cùng Mặt trận Tổ quốc, các hội đoàn thể, chính quyền địa phương, hòa giải thành công 993 vụ việc mâu thuẫn trong nội bộ nông dân, phối hợp tham gia giải quyết 586 đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của hội viên, nông dân. Đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật của Hội thường xuyên được củng cố, kiện toàn là lực lượng quan trọng và nòng cốt trong hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật đến hội viên, nông dân.
Hưởng ứng Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (9/11), hàng năm các cấp Hội đã lựa chọn nội dung theo chủ đề và các hình thức nghiên cứu, tìm hiểu pháp luật phù hợp như: Tọa đàm, Tổ chức sinh hoạt Câu lạc bộ Nông dân với pháp luật; cổ động trực quan thông qua áp phích, pa - nô, băng rôn, khẩu hiệu… từ đó giáo dục ý thức thượng tôn pháp luật cho cán bộ, hội viên, nông dân trong tỉnh.
Hội Nông dân các cấp đãthể hiện vai trò, trách nhiệm, tích cực phối hợp với các ngành trong công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, đưa pháp luật vào đời sống, giúp giảm bớt việc khiếu kiện sai, vượt cấp, đông người, giải quyết những mâu thuẫn phát sinh ngay từ cơ sở, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tại địa phương./.
Phạm Hường