Với hơn 1.500 hội viên tham gia sinh hoạt tại 15 chi Hội, năm 2022 Hội Nông dân xã Khánh Hải (huyện Yên Khánh) đã không ngừng đổi mới nội dung, đa dạng hóa hoạt động mang lại lợi ích thiết thực cho hội viên, nông dân, xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, đóng góp tích cực vào các mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội, xây dựng nông thôn mới nâng cao tại địa phương.
Chiều ngày 01/12, chi Hội nghề nghiệp du lịch cộng đồng phát triển bền vững xã Ninh Hải (huyện Hoa Lư) tổ chức Đại hội chi Hội nhiệm kỳ 2022 - 2027. Chi Hội nghề nghiệp du lịch cộng đồng phát triển bền vững xã Ninh Hải là mô hình điểm được Trung ương Hội Nông dân Việt Nam lựa chọn triển khai tại tỉnh Ninh Bình trên cơ sở thực hiện Kế hoạch số 169-KH/HNDT ngày 23/3/2020 của Ban Thường vụ Trung ương Hội về triển khai xây dựng các mô hình chi Hội Nông dân nghề nghiệp, tổ Hội Nông dân nghề nghiệp trong thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới nhiệm kỳ 2018 - 2023. Thành lập từ tháng 7/2020 với 25 thành viên, đến nay chi Hội nghề nghiệp du lịch cộng đồng phát triển bền vững xã Ninh Hải hiện có 28 thành viên gồm 3 nhóm hộ: kinh doanh cộng đồng (homestay), thêu ren truyền thống và kinh doanh dịch vụ du lịch (nhà hàng, chở đò, bán hàng lưu niệm…).
Nhằm nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật cho hội viên, nông dân, thời gian qua, các cấp Hội Nông dân trong tỉnh đã tích cực triển khai đa dạng các hoạt động tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho cán bộ, hội viên nông dân.
Với quyết tâm không còn vỏ thuốc bảo vệ thực vật trên cánh đồng, hướng đến nông nghiệp sạch, bền vững, những năm gần đây, Hội Nông dân thị trấn Yên Ninh đã triển khai mô hình cánh đồng không vỏ thuốc bảo vệ thực vật, mô hình phát huy hiệu quả tích cực, tạo sự chuyển biến trong nhận thức và nâng cao ý thức trách nhiệm của người dân trong bảo vệ môi trường.
Trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, ngành nông nghiệp nước ta vẫn giữ vai trò trụ đỡ của nền kinh tế, đảm bảo lương thực, thực phẩm, an sinh xã hội. Tuy nhiên, ngành nông nghiệp cũng đang đối mặt với thách thức lớn từ nội tại tới khách quan, do đó, sẽ cần phải phát triển theo hướng nông nghiệp xanh, nông nghiệp sinh thái.
Trong những năm qua, sản xuất thủy sản trên địa bàn tỉnh phát triển khá thuận lợi, tăng trưởng nhanh cả về nuôi trồng và khai thác, tiếp tục là mũi nhọn của ngành Nông nghiệp. Từ các mô hình nuôi nhỏ lẻ, tự phát, sản xuất bấp bênh, năng suất, sản lượng và hiệu quả kinh tế không cao, đến nay trên địa bàn tỉnh đã hình thành các vùng sản xuất tập trung quy mô lớn, đem lại giá trị kinh tế cao.
So với mọi năm, vụ rau muống lấy hạt năm nay ở xã Hiệp Xương (huyện Phú Tân, tỉnh An Giang) tăng vượt trội về diện tích. Người dân mạnh dạn chuyển đổi hoặc tiếp tục nhân rộng, bởi thấy được mô hình cho hiệu quả kinh tế khá cao.
Từ 13 cặp chim le le giống ban đầu mua về nuôi vào năm 2013, với giá mỗi cặp trên 2 triệu đồng, anh Nguyễn Thanh Bình, xã Vĩnh Phú Tây (huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu) đầu tư thiết kế mô hình nuôi le le theo hình thức bán hoang dã, với diện tích khoảng 500 m2 trong khu đất vườn tạp quanh nhà.
Thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh “mùa Xuân là Tết trồng cây, làm cho đất nước càng ngày càng xuân”, trong nhiều năm qua phong trào Tết trồng cây đã trở thành truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Làm theo lời Bác dạy, Hội Nông dân các cấp trong tỉnh đã phát động và hưởng ứng phong trào trồng cây xanh. Đây là hoạt động có ý nghĩa quan trọng, mang nhiều lợi ích thiết thực góp phần bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Kỳ 1: Ông Phạm Đức Trọng - thị trấn Yên Ninh, huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình
|
Đang truy cập :
65
•Máy chủ tìm kiếm : 2
•Khách viếng thăm : 63
Hôm nay :
13274
Tháng hiện tại
: 508465
Tổng lượt truy cập : 17295926