Hưởng ứng phong trào thi đua “Dân vận khéo”, thời gian qua, các cấp Hội Nông dân trong huyện đã tăng cường tuyên truyền, vận động hội viên nông dân tích cực tham gia các chương trình, cuộc vận động của Hội, nhất là phong trào thi đua phát triển kinh tế, trong đó đặc biệt quan tâm xây dựng các mô hình điểm về trồng cây, con nuôi mới, cho hiệu quả kinh tế cao.
Phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững được các cấp Hội Nông dân triển khai sâu rộng, tạo sức lan tỏa trên nhiều lĩnh vực, thu hút đông đảo hội viên, nông dân tham gia, trên địa bàn xã Liên Sơn đã xuất hiện nhiều hội viên năng động, sáng tạo, làm kinh tế có hiệu quả cao. Tiêu biểu là Hội viên Phạm Văn Hà -xóm 1 xã Liên Sơn với mô hình nuôi ong mật nội địa.
Quảng Lạc là một xã miền núi có diện tích tự nhiên trên 1.400 km2, dân số trên 7 nghìn khẩu, trong đó đồng bào dân tộc Mường theo đạo Thiên chúa giáo chiếm 72%. Những năm qua, Hội Nông dân xã Quảng Lạc (huyện Nho Quan) không ngừng đổi mới nội dung, phương thức hoạt động nhằm nâng cao hiệu quả thu hút, tập hợp nông dân là đồng bào dân tộc Mường, đồng bào theo đạo tham gia tổ chức Hội.
Từ một chi Hội có số hội viên tham gia sinh hoạt thấp, những năm qua, chi Hội Nông dân thôn Đồi Thờ (xã Quỳnh Lưu, huyện Nho Quan) đã không ngừng đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm thu hút, tập hợp đông đảo nông dân tham gia vào tổ chức Hội, xây dựng chi Hội ngày càng vững mạnh.
Là một xã thuần nông miền núi nằm ở phía Tây Bắc của huyện Nho Quan, thời gian qua Hội Nông dân xã Đồng Phong đã năng động, sáng tạo trong phát huy tiềm năng, thế mạnh của địa phương để triển khai các hoạt động hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, xây dựng nhiều mô hình cho kinh tế hiệu quả cao.
Nhằm góp phần nâng cao nhận thức cho người dân, nông dân tại địa phương về bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu và phát triển nông nghiệp hiện đại, bền vững, vừa qua Hội Nông dân tỉnh đã tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật xử lý rác thải hữu cơ thân thiện với môi trường cho 700 nông dân tại các xã Thạch Bình, Quỳnh Lưu, thị trấn Nho Quan (huyện Nho Quan), Gia Hòa, Gia Thịnh, Gia Phú (huyện Gia Viễn), Khánh Công, Khánh Hòa, Yên Ninh (huyện Yên Khánh). Đây là một trong những hoạt động cụ thể trong khuôn khổ Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế".
Nắm bắt được nhu cầu của thị trường, những năm gần đây, nhiều hộ dân trên địa bàn tỉnh Ninh Bình đã mạnh dạn đầu tư hệ thống chuồng trại để phát triển mô hình con nuôi đặc sản, trong đó có nuôi hươu, nuôi nai lấy nhung. Các mô hình chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học nhằm nâng cao giá trị, hiệu quả kinh tế.
Những ngày này, bà con nông dân xã Ninh Phúc (thành phố Ninh Bình) đang tất bật xuống đồng gieo cấy lúa và chăm sóc cây màu vụ Đông Xuân với hy vọng năm mới thuận lợi, nông sản được mùa và được giá.
Từ những thửa đất ruộng cỏ mọc, anh Phạm Văn Dũng (xã Gia Tân, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình) thuê lại, làm hồ sơ xin chuyển đổi sang trồng măng tây. Nhờ trồng giống "rau vua", ăn bổ dưỡng đã giúp cho anh Dũng thu nhập ổn định.
Sau 25 năm gắn bó với nghề giáo viên, anh Lã Phú Thuận (xã Khánh Thịnh, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình), quyết định gác lại công việc giảng dạy, ở nhà trồng cây khoai môn ngọt Thái Lan lấy ngó, kết hợp nuôi con ốc nhồi…
|
Đang truy cập : 286
•Máy chủ tìm kiếm : 10
•Khách viếng thăm : 276
Hôm nay : 32308
Tháng hiện tại : 1271391
Tổng lượt truy cập : 40745550