Banner2021
11:16 EDT Thứ hai, 14/10/2024
Rss

Trang nhất » HỘI ND-NB » HOẠT ĐỘNG HỘI KHẮP NƠI

Hướng đến Đại hội VIII Hội NDVN: Cán bộ, hội viên cần dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm

Chủ nhật - 17/12/2023 20:14

Để thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội đại biểu Hội Nông dân Việt Nam lần thứ VIII, cán bộ, hội viên nông dân cần năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm...Đó là ý kiến đóng góp từ ông Đinh Hồng Thái- Uỷ viên Ban Thường vụ Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Ninh Bình.

Ông Phạm Quang Ngọc-Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình (ảnh phải) trao cờ thi đua của Thủ tướng Chính phủ cho Hội Nông dân tỉnh Ninh Bình. Ảnh: Vũ Thượng

Ông Phạm Quang Ngọc-Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình (ảnh phải) trao cờ thi đua của Thủ tướng Chính phủ cho Hội Nông dân tỉnh Ninh Bình. Ảnh: Vũ Thượng

Kết quả nổi bật trong nhiệm kỳ 2018-2023

Trước yêu cầu của thực tiễn, Ban Thường vụ Trung ương Hội ban hành, triển khai thực hiện 3 Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Hội khóa VII về xây dựng tổ chức Hội Nông dân Việt Nam trong sạch, vững mạnh. Trong đó có Nghị quyết số 06-NQ/HNDTW ngày 05/8/2019, về nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ Hội Nông dân Việt Nam để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới.
Với mục tiêu xây dựng đội ngũ cán bộ Hội Nông dân Việt Nam các cấp, nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt từ Trung ương đến cấp xã. Qua đó đòi hỏi cần có phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng, uy tín, trình độ, năng lực đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ; có cơ cấu hợp lý về giới tính, dân tộc, ngành nghề, vùng miền; bảo đảm sự kế thừa liên tục và vững vàng giữa các thế hệ, đủ sức tổ chức thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Hội Nông dân Việt Nam.
Thực hiện chủ trương của Đảng, Quốc hội, các cấp Hội tiếp tục đổi mới, sắp xếp, củng cố, xây dựng tổ chức bộ máy và cán bộ Hội tinh gọn, hoạt động hiệu quả. Công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng cán bộ Hội được chú trọng, nhất là cán bộ trẻ, nữ, người dân tộc thiểu số.
Trong nhiệm kỳ 2018-2023, Trung ương Hội có 111 cán bộ được đào tạo, bồi dưỡng về lý luận chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ; ở địa phương có 79.267 cán bộ Hội chuyên trách được tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Hội và cập nhật kiến thức mới về nông nghiệp, kỹ năng công tác nông vận.

Hướng đến Đại hội VIII Hội Nông dân Việt Nam: Cán bộ hội viên nông dân cần dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm - Ảnh 2.

Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình đối thoại với nông dân năm 2023. Ảnh: Vũ Thượng

Đặc biệt, có 9.428 Chủ tịch Hội Nông dân cấp xã được đào tạo có trình độ trung cấp lý luận chính trị, trung cấp chuyên môn nghiệp vụ; 285.966 cán bộ chi, tổ Hội được bồi dưỡng, tập huấn về kỹ năng, phương pháp công tác Hội. Chất lượng cán bộ Hội ngày càng được nâng lên, được nhân dân tín nhiệm, cấp ủy tin tưởng.

Cũng trong nhiệm kỳ Đại hội đảng bộ các cấp, nhiệm kỳ 2020-2025, có 7.001/9.907 cán bộ chủ chốt Hội Nông dân cấp xã tham gia cấp ủy cơ sở (chiếm 70,6%); 561/674 cán bộ chủ chốt Hội Nông dân cấp huyện tham gia cấp ủy cấp huyện (chiếm 83%); 55/63 cán bộ chủ chốt Hội Nông dân cấp tỉnh tham gia cấp ủy cấp tỉnh (chiếm 87%).

Bên cạnh đó, trong nhiệm kỳ bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026, các cấp Hội có 5 người trúng cử đại biểu quốc hội; 71 cán bộ Hội là đại biểu HĐND cấp tỉnh; 659 cán bộ Hội là đại biểu HĐND cấp huyện; 19.238 cán bộ Hội là đại biểu HĐND cấp xã).

Hướng đến Đại hội VIII Hội Nông dân Việt Nam: Cán bộ hội viên nông dân cần dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm - Ảnh 3.

Cán bộ, hội viên nông dân cần dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm. Ảnh: Vũ Thượng

Nhân sự lãnh đạo các cấp Hội thường xuyên được củng cố, kiện toàn. Đặc biệt, thực hiện kết luận số 14-KL/TW ngày 22/9/2021, của Bộ Chính trị về chủ trương khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo vì lợi ích chung. Quá đó, nhiều lãnh đạo, quản lý của Hội có tư duy đổi mới, có trình độ, năng lực thực tiễn, có phương pháp lãnh đạo, dám nghĩ, dám làm, sáng tạo, tạo nên những mô hình tiêu biểu.

Cụ thể như: Mô hình "giữ chặt vùng xanh", "chuyến xe 0 đồng", "gian hàng 0 đồng" trong thời điểm dịch Covid 19 bùng phát; Mô hình "chuỗi cửa hàng nông sản an toàn", "điểm tiêu thụ nông sản cho nông dân"; Mô hình Câu lạc bộ Nông dân tỷ phú; mô hình sản xuất theo chuỗi giá trị gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm; mô hình sản xuất nông nghiệp thích ứng biến đổi khí hậu…

Hướng đến Đại hội VIII Hội Nông dân Việt Nam: Cán bộ hội viên nông dân cần dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm - Ảnh 4.

Khai trương cửa hàng nông sản an toàn Khánh Thành tại huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình. Ảnh: Vũ Thương

Cùng với các tỉnh, thành Hội trong cả nước, Hội Nông dân tỉnh Ninh Bình luôn chú trọng công tác cán bộ Hội, coi đây là khâu then chốt quyết định chất lượng công tác Hội và phong trào nông dân.

Thời gian qua, các cấp Hội Nông dân trong tỉnh Ninh Bình đã chủ động tham mưu, phối hợp kiện toàn tổ chức, bộ máy cán bộ kịp thời, đúng quy định, đảm bảo số lượng, chất lượng, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ công tác Hội và phong trào nông dân trong thời kỳ mới.

Đến nay, 95% Chủ tịch Hội Nông dân cơ sở có trình độ chuyên môn đại học; 98,6% có trình độ lý luận chính trị từ trung cấp trở lên, 100% cán bộ chuyên trách cấp tỉnh, cấp huyện có trình độ chuyên môn Đại học.

Hướng đến Đại hội VIII Hội Nông dân Việt Nam: Cán bộ hội viên nông dân cần dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm - Ảnh 5.

Ban Thường vụ Hội Nông dân tỉnh Ninh Bình khóa VII, nhiệm Kỳ 2023-2028. Ảnh: Vũ Thượng

Công tác quy hoạch, sử dụng cán bộ Hội được quan tâm, chất lượng cán bộ được nâng lên. Toàn tỉnh Ninh Bình có 418 cán bộ, hội viên, nông dân tham gia HĐND các cấp, nhiệm kỳ 2021-2026, trong đó cấp tỉnh 1 người, cấp huyện 7 người, cấp cơ sở 410 người.

Công tác đào tạo cán bộ được tăng cường, nội dung, chương trình đào tạo, bồi dưỡng phù hợp với đội ngũ cán bộ Hội các cấp. Trong nhiệm kỳ, các cấp Hội tổ chức 70 lớp đào tạo, bồi dưỡng công tác Hội cho 14.655 lượt cán bộ Hội các cấp, 100% cán bộ Hội các cấp được tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ công tác Hội.

Một số khó khăn, tồn tại trong công tác cán bộ

Ông Đinh Hồng Thái-Uỷ viên Ban Thường vụ Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Ninh Bình chỉ ra một số khó khăn, tồn tại trong công tác cán bộ của Hội Nông dân các cấp.

Hướng đến Đại hội VIII Hội Nông dân Việt Nam: Cán bộ hội viên nông dân cần dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm - Ảnh 6.

Ông Đinh Hồng Thái- Uỷ viên Ban Thường vụ Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Ninh Bình. Ảnh: Vũ Thượng

Cụ thể, tổ chức bộ máy của một số tỉnh, thành Hội chậm hoàn thiện, thiếu thống nhất, khó khăn về điều kiện làm việc, bố trí cán bộ Hội chưa thực sự hợp lý. Công tác quy hoạch cán bộ Hội ở một số địa phương chưa được quan tâm, việc bố trí cán bộ Hội còn bị động, lúng túng, có nơi còn để thiếu cán bộ kéo dài.

Nhận thức của một số cán bộ Hội về vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ và những vấn đề lớn đặt ra đối với Hội Nông dân và phong trào nông dân ở một số nơi còn hạn chế.

Hướng đến Đại hội VIII Hội Nông dân Việt Nam: Cán bộ hội viên nông dân cần dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm - Ảnh 7.

Hội Nông dân tỉnh Ninh Bình giới thiệu, hỗ trợ tiêu thụ cam vàng Hà Giang tại cửa hàng nông sản an toàn Sông Vân. Ảnh: HND

Cán bộ Hội một số nơi chưa sâu sát cơ sở; còn biểu hiện ngại đi cơ sở, ngại đổi mới, chưa mạnh dạn, kiên trì trong công tác tham mưu triển khai thực hiện nhiệm vụ; chưa tích cực, chưa sát với tình hình thực tế của địa phương và nhu cầu, nguyện vọng chính đáng của hội viên nông dân.

Một số cán bộ Hội chưa tích cực học tập, rèn luyện về năng lực, nghiệp vụ, chưa mạnh dạn dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm. Chưa chủ động đổi mới nội dung, phương thức hoạt động công tác Hội và phong trào nông dân.

Giải pháp xây dựng đội ngũ cán bộ Hội

Ông Đinh Hồng Thái-Uỷ viên Ban Thường vụ Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Ninh Bình đóng góp một số giải pháp xây dựng đội ngủ cán bộ Hội như: Các cấp cần năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm,...Qua đó, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nông dân Việt Nam lần thứ VIII.

Hướng đến Đại hội VIII Hội Nông dân Việt Nam: Cán bộ hội viên nông dân cần dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm - Ảnh 8.

Ông Đoàn Minh Huấn-Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư tỉnh ủy tặng hoa chúc mừng Đại hội đại biểu Hội Nông dân tỉnh Ninh Bình nhiệm kỳ 2023-2028. Ảnh: Vũ Thượng

Nhiệm kỳ tới, tình hình thế giới, khu vực tiếp tục diễn biến khó lường. Ở trong nước, kinh tế -xã hội tiếp tục phát triển, đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới, công nghiệp hoá, hiện đại hóa,...Gắn công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn với quá trình chuyển đổi số, phát triển kinh tế số, xã hội số. Bởi thế, đòi hỏi Hội Nông dân các cấp phải vươn lên ngang tầm với yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới.

Đồng thời, đội ngũ cán bộ Hội các cấp cần năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nông dân Việt Nam lần thứ VIII. Để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ Hội Nông dân các cấp, cần thực hiện tốt một số giải pháp sau:

Một là, cần tiếp tục quán triệt sâu sắc quan điểm, đường lối, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác cán bộ và về nông dân, nông nghiệp, nông thôn cho đội ngũ cán bộ Hội Nông dân Việt Nam; tích cực tuyên truyền, nhân rộng những điển hình tiên tiến, những cách làm sáng tạo, hiệu quả trong công tác cán bộ.

Hai là, các cấp Hội chủ động, tích cực trong công tác tham mưu cho cấp ủy, tổ chức đảng tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác phát hiện, tạo nguồn, tuyển chọn, bố trí, phân công, đánh giá, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Hội các cấp. Trong đó, đặc biệt quan tâm đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện lớp cán bộ kế cận, cán bộ trưởng thành từ phong trào nông dân ở cơ sở.

Ba là, chăm lo xây dựng, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ Hội các cấp, nhất là người đứng đầu có năng lực, phẩm chất, bản lĩnh, năng động, sáng tạo, trưởng thành qua thực tiễn, gắn bó với nông dân, sâu sát cơ sở là yếu tố quan trọng để phát triển tổ chức Hội.

Bốn là, thực hiện quản lý, đánh giá cán bộ chặt chẽ, hiệu quả theo hướng xuyên suốt; liên tục, đa chiều (cấp trên đánh giá cấp dưới, đồng cấp đánh giá, cấp dưới đánh giá cấp trên, bản thân tự đánh giá), theo tiêu chí. Có cơ chế khuyến khích và bảo vệ cán bộ Hội năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám đột phá vì lợi ích chung; khơi dậy mạnh mẽ ý thức trách nhiệm, khát vọng cống hiến, tinh thần đổi mới, hết lòng, hết sức vì nhân dân phục vụ của đội ngũ cán bộ Hội các cấp.

Năm là, thực hiện việc luân chuyển cán bộ từ Trung ương, tỉnh về địa phương, cơ sở, nhất là cán bộ trẻ, cán bộ thuộc diện quy hoạch về công tác thực tế tại địa phương, cơ sở, để thử thách, rèn luyện và nâng cao bản lĩnh chính trị, năng lực lãnh đạo, quản lý, điều hành của cán bộ. Thu hút, tạo nguồn cán bộ, nhất là cán bộ trẻ có triển vọng phát triển, cán bộ đã qua thực tiễn ở địa phương, cơ sở.

Sáu là, các cấp Hội Nông dân cụ thể hóa chủ trương của Đảng, Nhà nước về khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo vì lợi ích chung, có nhiều đồng chí lãnh đạo, quản lý của Hội có tư duy đổi mới, có trình độ, năng lực thực tiễn, có phương pháp lãnh đạo, dám nghĩ, dám làm, sáng tạo.

Vũ Thượng- Phạm Hường

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Bài viết mới hơn

Bài viết cũ hơn

 

LIÊN KẾT WEBSITE

CHƯƠNG TRÌNH HỢP TÁC

THƯ VIỆN ẢNH

THỜI TIẾT NINH BÌNH

HÔM NAY NGÀY MAI
oC - oC oC - oC
Độ ẩm:  Độ ẩm: 
Nguồn: TTKTTVTW

THỐNG KÊ TRUY NHẬP

Đang truy cậpĐang truy cập : 332

Máy chủ tìm kiếm : 4

Khách viếng thăm : 328


Hôm nayHôm nay : 89710

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1317295

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 37920619