Thực hiện chương trình công tác năm 2023, Công văn số 1161-CV/TU ngày 16/01/2023 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Ninh Bình, về việc thực hiện công tác giám sát và phản biện xã hội; tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền năm 2023,chiều 06/4/2023 tại Trung tâm dạy nghề và Hỗ trợ nông dân, Ban Thường vụ Hội Nông dân tỉnh tổ chức Hội nghị phản biện xã hội đối với Dự thảo Luật Tài nguyên nước (Sửa đổi). Các đồng chí Thường trực Hội Nông dân tỉnh chủ trì hội nghị, tham dự hội nghị có các đồng chí lãnh đạo các Ban, đơn vịthuộc Hội Nông dân tỉnh, Thường trực Hội Nông dân các huyện thành Hội, cán bộ chuyên trách cấp tỉnh, cấp huyện cùng 141 đồng chí Chủ tịch Hội Nông dân cơ sở.
Phát biểu khai mạc hội nghị đồng chí Đinh Hồng Thái -TUV, UVBTV Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh khẳng địnhnước là tài nguyên vô cùng quý giá đối với sự sống, tài nguyên nước là tài nguyên đặc biệt quan trọng, thiết yếucần được quản lý và bảo vệ trước tình trạng nguồn nước đang bị suy giảm và cạn kiệt do các tác nhân của con người gây ra. Luật Tài nguyên nước năm 2012 đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 21 tháng 6 năm 2012, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2013 đến nay. Qua 10 năm thực hiện, Luật đã góp phần tạo chuyển biến tích cực trong nhận thức, hành động của toàn xã hội về bảo vệ, khai thác sử dụng tài nguyên nước. Tuy nhiên, sau hơn 10 năm thi hành, do các mối quan hệ kinh tế, xã hội có nhiều thay đổi, bên cạnh đó Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách, pháp luật liên quan đến quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên nước nên Luật Tài nguyên nước đã bộc lộ một số tồn tại, hạn chế và nhiều nội dung không còn phù hợp với yêu cầu của thực tế và với pháp luật có liên quan chính vì vậy cần phải có sự sửa đổi bổ sung cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn đặt ra.Dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) xin ý kiến đóng góp gồm 87 điều và được bố cục thành 10 chương. Trong đó, giữ nguyên 19 điều, sửa đổi, bổ sung 55 điều, bổ sung mới 13 điều và bãi bỏ 05 điều so với Luật Tài nguyên nước năm 2012.Dự Luật kế thừa các quy định của Luật Tài nguyên nước năm 2012 đang phát huy hiệu quả; bãi bỏ các quy định bất cập; cập nhật, sửa đổi, bổ sung các quy định hiện hành cho phù hợp với thực tiễn.Nhưng năm qua các cấp Hội thường xuyên tổ chức các hội nghị phản biện và đã có nhiều ý kiến tham gia phản biện đối với nhiều dự thảo Luật,những ý kiến đóđã góp phần phát huy vai trò của tổ chức Hội Nông dân các cấp và hội viên nông dân trong thực hiện giám sát và phản biện xã hội; tham gia góp ý xây dựng đảng, xây dựng chính quyền, góp phần tham gia xây dựng và thực hiện có hiệu quả các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; nâng cao vai trò, vị thế của Hội Nông dân trong hệ thống chính trị. Có 20 ý kiến góp ý được gửi tới hội nghị trong đó 9 ý kiến được cácđại biểu trình bày trực tiếp trong đó tập trung vàonhiều nội dung như: Sự cần thiết, tính cấp thiết của văn bản dự thảo;tính hiệu quả công tác tuyên truyền;quy định về cấp phép khai thác tài nguyên nước; quy định về việclấy ý kiến của cộng đồng dân cư và tổ chức, cá nhân liên quan trong khai thác, sử dụng tài nguyên nước;vấn đề quyền tài sản đối với quyền khai thác sử dụng tài nguyên nước; bảo vệ chất lượng nguồn nước sinh hoạt;vướng mắc trong quản lý khai thác, bảo vệ nước dưới đất tại các vùng hạn chế khai thác; bảo vệ lòng, bờ, bãi sông, hồ; về phòng chống suy thoái cạn kiệt nguồn nước;quyền tài sản của tổ chức, cá nhân khai thác sử dụng tài nguyên nước; xã hội hóa trong bảo vệ, phát triển, phục hồi nguồn nước, trữ nước…
Phát biểu kết luận hội nghị Thường trực Hội Nông dân tỉnh ghi nhận, đánh giá cao những ý kiến đóng góp tâm huyết, trách nhiệm của các đại biểu, đề nghị các cấp Hội tiếp tục nghiên cứu tham gia góp ý và gửi về Hội Nông dân tỉnh tổng hợp chung gửi đến cơ quan tham mưu dự thảo Luật xem xét, tiếp thu để khi được ban hành Luật sẽ phát huy hiệu quả cao nhất.
Trung Kiên