Banner2021
12:54 +07 Thứ năm, 12/09/2024
Rss

Trang nhất » HỘI ND-NB » PHONG TRÀO NÔNG DÂN

NÔNG DÂN LÀM CHỦ KINH TẾ DI SẢN: THIÊN THỜI - ĐỊA LỢI - NHÂN HÒA CỦA NINH BÌNH.

Thứ sáu - 01/03/2024 16:56

Những ngày đầu xuân, mùa hành hương đẹp nhất trong năm, nếu một lần ghé thămquần thể danh thắng Tràng An, du khách trong nước chắc hẳn không khỏi ấn tượng với cách mỗi người dân nơi đây tích cực tham gia vào hoạt động vừa khai thác du lịch vừa bảo tồn di sản thiên nhiên và văn hóa một cách có tổ chức chuyên nghiệp và bài bản, hài hòa giữa phát triển kinh tế và tôn vinh – gìn giữ những giá trị văn hóa của di tích thiên nhiên -lịch sử. Trò chuyện với các bác lái đò hiền lành trong khu du lịch, vốn là những người nông dân trước đây chỉ gắn bó với ruộng đồng, mới thấy đóng góp to lớn của kinh tế di sản đã thay đổi diện mạo cuộc sống của người dân nơi đây.

Khám phá các hang động ở khu du lịch Tràng An trên thuyền

Khám phá các hang động ở khu du lịch Tràng An trên thuyền

Thiên thời địa lợi của kinh tế di sản Ninh Bình.
Không chỉ ở Tràng An, mà nhìn rộng ra cả mảnh đất Ninh Bình, nhìn đâu cũng dễ dàng thấy rất nhiều những triển vọng to lớn để phát triển kinh tế di sản, vừa nâng cao đời sống người dânđi đôi với bảo tồn di tích thiên nhiên – lịch sử - văn hóa.
Về tự nhiên, nằm ở cực Nam Đồng bằng châu thổ sông Hồng, tiếp giáp với đồng bằng sông Mã qua vùng núi Tam Điệp, có tuyến đường huyết mạch quốc gia chạy qua; nhờ có vị trí địa lý đặc biệt ấy đã khiến Ninh Bình được sở hữu nhiều cảnh quan thiên nhiên kỳ thú, cũng là nơi giao thoa văn hóa giữa các vùng, miền, khu vực từ Bắc vào Nam, từ miền núi đến đồng bằng và vùng ven biển, tạo nên màu sắc văn hóa độc đáo, ghi dấu trong các di sản văn hóa vật thể, phi vật thể được người dân Ninh Bình trao truyền, gìn giữ từ hàng ngàn năm nay.
Về văn hóa – lịch sử, với lợi thế là vùng đất cổ, có con người cư trú từ rất sớm, đặc biệt, NinhBình có gần nửa thế kỷ là kinh đô của triều đại phong kiến trung ương tập quyềnđầy đủ đầu tiên của nước ta, Ninh Bình lưu giữ nhiều dấu tích lịch sử quantrọng của đất nước. Các bảo vật quốc gia như cột kinh Phật chùa Nhất Trụ được xây dựng từ thế kỷ thứ X hay Long sàng trước Bái đường và Long sàng trước nghi môn ngoại đền thờ vua Đinh Tiên Hoàng được Thủ tướng Chính phủ công nhận lần lượt vào các năm 2015- 2017, cùng vô sốdi vật, cổ vật còn lại đến ngày nay là nguồn tư liệu quý giá, phản ánhbức tranh nhiều sắc màu và giàu sức sống của văn hóa ViệtNam ngay trên mảnh đất Ninh Bình lịch sử.

Cận cảnh chiếc Long sàng được đặt ở trước Bái đường Đền thờ vua Đinh Tiên Hoàng có tuổi đời trên 300 năm, là Bảo vật Quốc gia của Việt Nam.
 
Giàu có về tài nguyên du lịch, lịch sử và văn hóa có bề dày bắt nguồn từ một trong những kinh đô cổ xưa nhất của đất nước, Ninh Bình đứng trước tiềm năng to lớn để vươn mình trở thành một trung tâm kinh tế di sản của cả nước. “Thiên thời” và “địa lợi” đều đã hội tụ, vậy đâu sẽ là “nhân hòa” để Ninh Bình, mảnh đất thân thiện hiền hòa không ngủ quên trên “mỏ vàng” của tiềm năng du lịch.
Kinh tế di sản cần được hiểu như một hình thái phát triển dựa trên nền tảng các giá trị sẵn có (tự nhiên và xã hội). Di sản theo nghĩa rộng, có trong mọi mặt của đời sống, và hạt nhân của đời sống là con người. Vậy nên, làm chủ - phát huy và khai thác hết tiềm năng của kinh tế di sản, đòi hỏi vai trò đóng góp không nhỏ của nông dân Ninh Bình – chủ nhân đích thực của không gian văn hóa – di sản Ninh Bình. Để đưa vai trò của người nông dân về vị thế quan trọng then chốt trong làm chủ kinh tế di sản, việc lồng ghép các chính sách phát huy di sản văn hóa trong chương trình xây dựng nông thôn mới để phát triển kinh tế xã hôi. Cùng với đó, nâng cao mức sống nông thôn đồng thời nâng cao chất lượng đời sống tinh thần của người nông dân.Đó là giải pháp tốt để có hiệu quả bền vững để kinh tế di sản trở thành xu hướng dẫn dắt sự phát triển của mảnh đất Ninh Bình địa linh nhân kiệt.
“Nhân hòa”: Nông dân Ninh Bình làm chủ kinh tế di sản
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XXII và Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp, nhiệm kỳ 2020- 2025 đã xác định, tập trung bảo tồn, phát huy di sản bền vững, tạo nguồn lực để phát triển kinh tế- xã hội
Ngoài các chính sách vĩ mô, hoàn thiện cơ sở pháp lý cho phát triển, phát triển kinh tế di sản sẽ cần tới những chương trình hành động – những mô hình đổi mới sáng tạo như những bước đi rất cụ thể với tham gia tích cực của tất cả các cấp Hội và hội viên nông dân.
Nông đân Ninh Bình có đủ điều kiện để xây dựng các mô hình kinh tế tri thức người nông dân làm chủ thể như: Sản xuất rau, củ quả an toàn ứng dụng công nghệ cao; Nuôi trồng thủy sản ứng dụng, công nghệ cao; Chăn nuôi gia súc, gia cầm ứng dụng chế phẩm vi sinh…để vừa phát triển kinh tế vừa đảm bảo giữ gìn và bảo tồn không gian văn hóa – môi trường ở các vùng di sản.
Mô hình Du lịch di sản tương đồng nâng cao các giá trị của các tài nguyên địa phương cũng như phát triển các nguồn lực thông qua thúc đẩy phát triển du lịch, sử dụng hiệu quả di sản văn hóa phi vật thể và đời sống văn hóa truyền thống - nhất là với loại hình di sản mang tính nghi lễ, tập tục. Khách du lịch sẽ có thêm cơ hội tiếp cận với các di sản này và cũng có cơ hội để sử dụng các dịch vụ liên quan tới di sản. Mô hình này đã được triển khai thí điểm thành công tại nhiều tỉnh, thành phố.
Các đề án Xây dựng các mô hình cây, con đặc sản của Ninh Bình như: Gà Cúc Phương, Nếpcau, cá rô Tổng Trường…hay xây dựng các thương hiệu đặc sản ẩm thực gắn liền với địa phương như: mắm tép Gia Viễn, Cơm cháy thịt dê…Các mô hình “Cửa hàng Nông sản an toàn”, “Điểm dịch vụ du lịch thân thiện môi trường” mang đến cho người tiêu dùng và du khách các dịch vụ, sản phẩm đặc sản đặc trưng của các vùng miền,là những sáng kiến tích cực góp phần đẩy mạnh loại hình du lịch di sản tại địa phương.
Du lịch nông nghiệp là loại hình du lịch mang đến sự trải nghiệm cho du khách về các phương thức sản xuất nông nghiệp, sinh hoạt của người dân địa phương, có ý nghĩa bảo tồn các giá trị văn hoá truyền thống đồng thời mang lại lợi ích kinh tế cho cộng đồng dân cư tại các khu vực nông thôn.

Vùng nông thôn Ninh Bình còn là không gian lịch sử, không gian văn hóa, không gian gắn kết cộng đồng. Mô hình Nông nghiệp xanh - Di sản sống sẽ gắn kết - sử dụng - gìn giữ những chiều cạnh của các không gian đó. Mô hình này nhấn mạnh phát triển nông nghiệp hữu cơ, phát huy nghề thủ công truyền thống, sử dụng tri thức dân gian, ứng xử hài hòa, thân thiện với môi trường để phục vụ lợi ích của cộng đồng. Nông nghiệp xanh - Di sản sống biến mô hình sản xuất nông nghiệp thành đối tượng trải nghiệm văn hóa thú vị, hấp dẫn du khách, góp phần bảo tồn văn hóa làng quê Việt, thúc đẩy du lịch xanh, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng tích hợp đa giá trị, bao trùm và phát triển bền vững. Hội nông dân Tỉnh Ninh Bình cũng đã bước đầu Xây dựng  đề án Nông dân làm chủ phát triển kinh tế di sản; thêm vào đó việc xây dựng các mô hình Chi, tổ hội nghề nghiệp đảm bảo vệ sinh mội trườngtại các làng nghề truyền thống: Làng nghề bún bánh, làng nghề đan bèo bồng,giò chả kim sơn, mắm tép gia viễn …là những bước đi hết sức cụ thể để giúp người Nông dân từng bước tiến tới làm chủ kinh tế di sản, làm giàu trên chính quê hương mình; đưa mỗi người nông dân đều trở thành một sứ giả văn hóa, quảng bá hình ảnh của quê hương Ninh Bình đến với du khách trong nước và quốc tế.
Các mô hình kể trên đã được triển khai và cho kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên, để triển khai trên diện rộng, việc lồng ghép bảo vệ và phát huy di sản văn hóa, xây dựng nông thôn mới và phát triển kinh tế nông nghiệp còn nhiều việc cần làm: Xây dựng chiến lược và kế hoạch truyền thông; Xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu; Chỉnh trang cảnh quan, vệ sinh môi trường; Kết nối các tuyến du lịch với các vùng đồng bào dân tộc thiểu số; Phát triển sản phẩm thủ công, nông sản, sản phẩm tri thức và văn hóa truyền thống; Bảo tồn và phát huy các giá trị cảnh quan sinh thái - văn hóa cộng đồng cư dân địa phương… Khi triển khai thực hiện các chương trình lồng ghép cần phát huy những sáng kiến và điều nhất thiết cần có là tăng quyền và tích cực huy động sự tham gia của các cấp hội nông dân -  những người thụ hưởngcũng là chủ thể của kinh tế di sản.
Hy vọng rằng, trong tương lai gần, kinh tế di sản sẽ là động lực tăng trưởng mới của Ninh Bình, tạo ra sự đột phá cho nền kinh tế, góp phần nâng cao vị thế địa phương và quốc gia, hướng tới phát triển bền vững với yếu tố cốt lõi là sự tham gia của toàn xã hội, sự đóng góp của từng người dân.
Ngọc Hà.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Bài viết mới hơn

Bài viết cũ hơn

 

LIÊN KẾT WEBSITE

CHƯƠNG TRÌNH HỢP TÁC

THƯ VIỆN ẢNH

THỜI TIẾT NINH BÌNH

HÔM NAY NGÀY MAI
oC - oC oC - oC
Độ ẩm:  Độ ẩm: 
Nguồn: TTKTTVTW

THỐNG KÊ TRUY NHẬP

Đang truy cậpĐang truy cập : 67

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 65


Hôm nayHôm nay : 12397

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 597829

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 35413568