Banner2021
00:40 EDT Thứ sáu, 29/03/2024
Rss

Trang nhất » HỘI ND-NB » HOẠT ĐỘNG HỘI KHẮP NƠI

VTV 1 - Truyền hình Việt Nam làm vệc với Hội Nông dân tỉnh Ninh Bình

Thứ năm - 18/08/2022 03:56

Trong 2 ngày 16 và ngày 17 tháng 8 năm 2022, đoàn phóng viên VTV 1 Truyền hình Việt Nam đã về làm việc với Hội Nông dân tỉnh Ninh Bình nhằm quay phóng sự phục vụ hội nghị tổng kết 5 năm thực hiện “Phong trào Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” giai đoạn 2017-2022. Với nội dung: Phản ánh những điển hình nông dân tiêu biểu trong “Phong trào Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” giai đoạn 2017-2022 trong áp dụng công nghệ số, tự động hoá trong sản xuất nông nghiệp, phát triển chuỗi cửa hàng sản nông sản an toàn.

Mô hình áp dụng chuyển đổi công nghệ số của  gia đình ông Tống Viết Vinh xã Mai Sơn huyện Yên Mô

Mô hình áp dụng chuyển đổi công nghệ số của gia đình ông Tống Viết Vinh xã Mai Sơn huyện Yên Mô

        Trong ngày 16 tháng 8, đoàn quay phóng sự hộ Tống Viết Vinh – Xã Mai Sơn - huyện Yên Mô - hộ được Hội Nông dân tỉnh đề nghị Trung ương Hội Nông dân Việt Nam xét đạt danh hiệu sản xuất kinh doanh giỏi cấp Trung ương. Đây là mô hình làm kinh tế giỏi, đổi mới phương thức sản xuất, ứng dụng KHCN, chuyển đổi số trong sản xuất nông nghiệp. Là hộ tiên phong trong sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là sản xuất trái vụ các loại cây màu, cà chua, dưa chuột trong tỉnh. Hiện nay hộ đang xây dựng và đưa vào sản xuất 5.000m2 nhà lưới chủ yếu trồng Dưa Lê Hàn Quốc giá trị kinh tế cao, sản phẩm đã được ký hợp đồng bao tiêu. Hệ thống nhà lưới áp dụng công nghệ cao như tưới nhỏ giọt tiết kiệm nước, điều kiển tưới tự động thông qua điện thoại thông minh. Nhằm áp dụng chuyển đổi số trong sản xuất, hộ đã mạnh dạn đề xuất với Hội Nông dân tỉnh đưa sản phẩm lên sàn POSTMART, là sàn giao dịch thương mại điện tử được sáng lập bởi Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam nhằm đưa tất cả sản phẩm OCOP, đặc sản vùng miền, sản phẩm đạt tiêu chuẩn VietGAP… đến gần người tiêu dùng, nhà phân phối. Hiện nay, hộ gia đình đã đưa 5 sản phẩm đạt tiêu chuẩn VietGAP lên sàn đó là cà chua, mướp, dưa chuột, cải canh, mùng tơi với giá bán hợp lý. Gia đình hiện đang tạo công ăn việc làm cho 12 công nhân có việc làm thường xuyên với mức lượng từ 5 – 6 triệu đồng/người/tháng. Sau khi nhà lưới đi vào hoạt động, sản phẩm được áp lên sàn POSTMART gia đình mong muốn và phấn đấu hàng năm sẽ bán ra thị trường nhiều sản phẩm với số lượng, chất lượng tăng lên nhằm đáp ứng thị yếu của người tiêu dùng hiện nay.
        Chiều cùng ngày, đoàn có buổi làm việc tại chi hội điểm, chi hội nghề nghiệp du lịch cộng đồng phát triển bền vững xã Ninh Hải - huyện Hoa Lư, đoàn dự buổi sinh hoạt đánh giá kết quả triển khai hoạt động 7 tháng đầu năm, phương hướng các tháng cuối năm của chi Hội, đến thăm quay nghệ nhân Vũ Thanh Luân – thôn Văn Lâm đang truyền nghề cho các cháu nhỏ, nhằm duy trì nghề thêu ren cho thế hệ sau này. Đồng thời thăm cơ sở thêu Minh Trang, hiện đang duy trì việc làm cho trên 60 lao động, sản phẩm được làm ra đều được ký hợp  đồng bao tiêu sản phẩm cho 5 – 6 công ty nước ngoài. Thông qua bàn tay của các nghệ nhân, công nhân tay nghề giỏi sản phẩm đều được làm thủ công 100% nên giá trị của sản phẩm rất cao.
        Trong ngày 17 tháng 8, đoàn có 1 chuỗi các hoạt động như cảnh nhập hàng, bán hàng, thanh toán không dùng tiền mặt tại các cửa hàng nông sản an toàn như Sông Vân – Ninh Bình; cửa hàng Nông sản an toàn Minh Quang – Tam Điệp. Dự sinh hoạt Câu lạc bộ nông sản an toàn và kết nạp hội viên mới. Câu lạc bộ nông sản  an toàn với 58 thành viên là chủ các cửa hàng nông sản an toàn trong và ngoài tỉnh, các nhà cung cấp, hộ trực tiếp sản xuất… đã có buổi sinh hoạt ý nghĩa nhằm đánh giá lại công tác điều hành, chỉ đạo của Ban Chủ nhiệm câu lạc bộ nông sản trong thời gian qua. Đồng thời, tại buổi sinh hoạt câu lạc bộ kết nạp thêm 05 thành viên mới vào câu lạc bộ, nâng tổng số thành viên câu lạc bộ lên 63 người. Tại buổi sinh hoạt còn có các đối tác làm ăn ngoài tỉnh: Nam Định, Hà Nội, Sơn La như HTX sản xuất rau, quả an toàn Mộc Châu, tổ chức liên kết FSA.. và các đơn vị, nhà cung cấp trong tỉnh như Dược liệu Vũ Gia, sản phẩm thịt trưng mắm tép Thanh Nguyễn, Dược liệu Yên Sơn, rau mầm Phượng Minh, nem chua Minh Công, ngó khoai ngọt Minh Tâm đã mang các sản phẩm của đơn vị đến trưng bày, giới thiệu, giao lưu tại buổi sinh hoạt.
        Chiều ngày 17 tháng 8 đoàn dự hội nghị sơ kết thực hiện Đề án chuyển đổi số trong hoạt động của Hội Nông dân tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2021 – 2025. Qua 1 năm triển khai đề án các cấp Hội trong tỉnh đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quán triệt thực hiện Nghị quyết số 01-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về xây dựng chính quyền điện tử, chuyển đổi số đến năm 2025. Phối hợp với các ngành tổ chức 11 buổi tuyên truyền, tập huấn, trang bị các kỹ năng cơ bản, năng lực thực hành giúp nông dân hiểu được vai trò và sẵn sàng thực hiện chuyển đổi số trong sản xuất. Hội Nông dân tỉnh đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động,s ử dụng văn bản điện tử, trao đổi thông qua Zalo, facebook… phối hợp với công ty cổ phần lưu trữ An Hưng tổ chức chỉnh lý tài liệu lưu trữ, đến nay 100% dữ liệu Hội nông dân tỉnh được số hóa, sử dụng hệ thống điều hành IOFFICE đến tận cơ sở. Phối hợp xây dựng gian hàng nông sản trên sàn Postmart.vn tại Festival Nông sản Sơn La. Hỗ trợ và hướng dẫn 242 hộ nông dân tạo tài khoản mua, bán hàng trên sàn TMĐT postmart.vn. Các cấp Hội tiếp tục tuyên truyền, đẩy mạnh sử dụng mã QR truy xuất nguồn gốc nông sản, thực phẩm, tiếp tục phổ biến, nâng cao nhận thức của hội viên, nông dân về tầm quan trọng của việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm, góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp sạch có năng suất, chất lượng sản phẩm và giá trị sản xuất cao, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm. Trong năm qua, Hội Nông dân tỉnh phối hợp hỗ trợ trao hơn 250.000 tem truy xuất nguồn gốc. Sự chuẩn hóa thông tin trong tem truy xuất nguồn gốc hàng hóa, bảo đảm độ tin cậy của thông tin về sản phẩm, bảo đảm sự cạnh tranh lành mạnh giữa các cơ sở cung cấp nông sản sạch và hàng hóa đạt chất lượng cao trên địa bàn tỉnh… Cuối buổi, đoàn có buổi làm việc với đ/c Trần Hồng Quảng – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh. Đồng chí Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy đã ghi nhận, đánh gia cao vai trò của Hội Nông dân tỉnh trong công tác tuyên truyền, hướng dẫn hội viên nông dân sản xuất, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, đặc biệt là việc chuyển đổi số trong nông nghiệp. Thông qua đây, nhiều hộ nông dân đã phát triển về quy mô, sản lượng, chất lượng hàng hóa. Nhiều hộ đạt danh hiệu sản xuất kinh doanh giỏi các cấp. Phong trào nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững hàng năm thu hút hàng trăm nghìn lượt hội viên nông dân đang ký, phấn đấu. Điều đó thế hiện sự tâm huyết, quyết tâm của hội viên nông dân trong làm kinh tế, vai trò của tổ chức Hội đối với hội viên ngày một phát triển, bền vững. Đồng chí Phó Bí thư đánh giá cao hoạt động của Hội Nông dân trong việc xây dựng các mô hình điểm về chuyển đối số, chuỗi cửa hàng nông sản an toàn trên địa bàn tỉnh đã ứng dụng như thanh toán không dùng tiền mặt, bán hàng qua trang mạng điện tử, truy xuất nguồn gốc hàng…Thời gian tới, Tỉnh ủy – HĐND – UBND tỉnh sẽ có nhiều chính sách hỗ trợ hội viên, nông dân sản xuất ứng dụng công nghệ cao, chuyển đổi số nhằm nâng cao kinh tế hộ nông dân, đưa tỉnh Ninh Bình ngày một phát triển hơn nữa./.
Trương Ngọc Huấn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Bài viết mới hơn

Bài viết cũ hơn

 

LIÊN KẾT WEBSITE

CHƯƠNG TRÌNH HỢP TÁC

THƯ VIỆN ẢNH

THỜI TIẾT NINH BÌNH

HÔM NAY NGÀY MAI
oC - oC oC - oC
Độ ẩm:  Độ ẩm: 
Nguồn: TTKTTVTW

THỐNG KÊ TRUY NHẬP

Đang truy cậpĐang truy cập : 226

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 224


Hôm nayHôm nay : 27816

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1163097

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 23393132