Banner2021
02:03 EDT Thứ năm, 27/03/2025
Rss

Trang nhất » HỘI ND-NB » TIN TỨC

Gần 200 cán bộ nông dân đi học tập mô hình phát triển kinh tế hiệu quả tại Yên Mô

Thứ năm - 06/03/2025 05:33

Ngày 5/3, Hội Nông dân tỉnh Ninh Bình tổ chức cho gần 200 cán bộ chuyên trách thuộc Hội Nông dân các cấp đi tham quan, học tập kinh nghiệm thực tế mô hình phát triển kinh tế tại huyện Yên Mô.

       Sản xuất rau an toàn phát triển bền vững

     Cụ thể, đoàn đã tới tham quan mô hình trồng rau an toàn của hộ ông Tống Viết Vinh (huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình), ông Vinh cũng là 1 trong 63 gương mặt nông dân tiêu biểu nhận danh hiệu "Nông dân Việt Nam xuất sắc 2024".

Ninh Bình: Gần 200 cán bộ nông dân đi học tập mô hình phát triển kinh tế hiệu quả tại Yên Mô - Ảnh 1.

Đoàn cán bộ chuyên trách thuộc Hội Nông dân Ninh Bình thăm quan mô hình trồng rau an toàn của hộ ông Tống Viết Vinh. Ảnh: Vũ Thượng

     Qua tìm hiểu, gia đình ông Vinh là mạnh dạn dồn đổi toàn bộ diện tích 0,5ha đất canh tác thành một mảnh để thuận tiện trong việc sản xuất hàng hóa, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất.

     Ông Tống Viết Vinh chia sẻ: "Năm 2013, thực hiện chủ trương của tỉnh Ninh Bình về dồn điền đổi thửa gắn với chỉnh trang đồng ruộng. Gia đình tôi đã mạnh dạn dồn đổi toàn bộ diện tích 0,5 ha đất canh tác thành một mảnh để thuận tiện trong việc sản xuất hàng hóa".

Ninh Bình: Gần 200 cán bộ nông dân đi học tập mô hình phát triển kinh tế hiệu quả tại Yên Mô - Ảnh 2.

Trồng rau an toàn giúp hộ gia đình ông Vinh có thu nhập ổn định. Ảnh: Vũ Thượng

Ninh Bình: Gần 200 cán bộ nông dân đi học tập mô hình phát triển kinh tế hiệu quả tại Yên Mô - Ảnh 3.

Áp dụng phương pháp tưới nhỏ giọt nhằm giảm công lao động. Ảnh: Vũ Thượng

      Đến năm 2015, tôi thuê thêm 2 ha đất của các hộ liền kề nhằm chuyển đổi mô hình sản xuất tập trung, trong đó áp dụng tưới nước tiết kiệm phục vụ sản xuất, ban đầu tưới cho các cây dưa chuột bao tử, cà chua bi, bí đỏ, bí xanh, dưa lê...

     Từ kết quả sản xuất kinh doanh, tôi nhận thấy tiềm năng, nhu cầu thị trường phát triển ổn định, gia đình tiếp tục nhận chuyển nhượng, thuê thêm đất để mở rộng sản xuất.

     Được biết, với tổng diện tích 5ha sản xuất cây rau màu các loại, gia đình ông Tống Viết Vinh không sử dụng phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật mà ưu tiên sử dụng phân hữu cơ, sử dụng màng phủ chống cỏ dại, giữ ấm;…Đặc biệt, gia đình ông còn đầu tư lắp đặt hệ thống tưới tự động từ nguồn nước sạch được xử lý qua hệ thống lắng lọc để tưới cho cây trồng.

Ninh Bình: Gần 200 cán bộ nông dân đi học tập mô hình phát triển kinh tế hiệu quả tại Yên Mô - Ảnh 4.

Xây dựng hệ thống nhà lưới giúp cây trồng phát triển. Ảnh: Vũ Thượng

Ninh Bình: Gần 200 cán bộ nông dân đi học tập mô hình phát triển kinh tế hiệu quả tại Yên Mô - Ảnh 5.

Ông Hoàng Ngọc Chinh-Phó Chủ tịch Hội Nông dân Ninh Bình (ảnh phải) tặng quà cho hộ ông Tống Viết Vinh ở Yên Mô. Ảnh: Vũ Thượng

     Ngoài ra, ông Vinh còn huy động kinh phí xây dựng khoảng 5.000m2 nhà màng nhằm chủ động kinh doanh sản xuất, hạn chế tác động của thời tiết, ngăn chặn côn trùng cũng như ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ cao trong quá trình quản lý, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh cho các loại cây trồng.

     Các loại rau, củ, quả ông Vinh sản xuất ra thường được cung cấp cho các trường học, cửa hàng nông sản an toàn ở thành phố Tam Điệp, thành phố Ninh Bình và các cửa hàng nông sản an toàn trên địa bàn huyện Yên Mô,...được người tiêu dùng tin tưởng, ưu tiên lựa chọn sử dụng.

Ninh Bình: Gần 200 cán bộ nông dân đi học tập mô hình phát triển kinh tế hiệu quả tại Yên Mô - Ảnh 6.

Ông Tống Viết Vinh, Nông dân Việt Nam xuất sắc 2024 đang tạo công việc cho 8-10 lao động ở địa phương với thu nhập từ 6-8 triệu đồng/người/tháng. Ảnh: Vũ Thượng

        Làng gốm Bồ Bát nổi tiếng

     Chia tay hộ gia đình ông Tống Viết Vinh, đoàn cán bộ chuyên trách thuộc Hội Nông dân các cấp ở Ninh Bình đã tới tham quan làng nghề gốm cổ Bồ Bát, có lịch sử hình thành cách đây khoảng 3.500 năm bắt nguồn từ làng Bạch Bát - Bồ Xuyên, chấn Thanh Hoa thuộc Ái Châu xưa, nay là làng Bạch Liên (xã Yên Thành, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình).

Ninh Bình: Gần 200 cán bộ nông dân đi học tập mô hình phát triển kinh tế hiệu quả tại Yên Mô - Ảnh 7.

Đoàn thăm quan Hợp tác xã gốm Bồ Bát. Ảnh: Vũ Thượng

Ninh Bình: Gần 200 cán bộ nông dân đi học tập mô hình phát triển kinh tế hiệu quả tại Yên Mô - Ảnh 8.

Ông Hoàng Ngọc Chinh-Phó Chủ tịch Hội Nông dân Ninh Bình tặng quà cho đại diện Hợp tác xã gốm Bồ Bát. Ảnh: Vũ Thượng

     Đón tiếp đoàn, nghệ nhân Phạm Văn Vang (sinh năm 1981, xã Yên Thành, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình) trao đổi, dấu hiệu nhận biết đồ gốm Bồ Bát thông qua sắc gốm trắng độc đáo, ít loại gốm nào có được. Cùng với tay nghề điêu luyện của những người thợ của làng Bồ Bát, làng gốm nổi tiếng qua nhiều thời kỳ.

     Cũng theo nghệ nhân 8X, loại đất sét làm ra gốm Bồ Bát được lấy ở các đồi xung quanh khu vực xã Yên Thành (huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình), đây cũng là nơi xa xưa cha, ông làng Bồ Bát lấy đất làm gốm cổ.

Ninh Bình: Gần 200 cán bộ nông dân đi học tập mô hình phát triển kinh tế hiệu quả tại Yên Mô - Ảnh 9.

Cán bộ nông dân NInh Bình xem các bước tạo nên sản phẩm gốm Bồ Bát nổi tiếng. Ảnh: Vũ Thượng

Ninh Bình: Gần 200 cán bộ nông dân đi học tập mô hình phát triển kinh tế hiệu quả tại Yên Mô - Ảnh 10.

Để tạo nên bình gốm đòi hỏi người lao động phải "thổi hồn" vào tác phẩm. Ảnh: Vũ Thượng

     Hiện nay, cơ sở sản xuất gốm ở Bồ Bát của nghệ nhân Phạm Văn Vang có diện tích 6.000 m2, với khoảng 20 người thợ làm việc mỗi ngày. Được biết, nghệ nhân Vang trả lương theo tay nghề từ 5-8 triệu đồng/người/tháng.

     Các sản phẩm gốm Bồ Bát từ cơ sở nghệ nhân Phạm Văn Vang sản xuất và phát triển đều là các sản phẩm lưu niệm, quà tặng gắn với các hình ảnh du lịch đặc trưng của tỉnh Ninh Bình như: Cố đô Hoa Lư, Danh thắng Tràng An, chùa Bái Đính,…

     Trồng cây khoai môn ngọt Thái Lan thắng lớn

     Cùng ngày 5/3, đoàn tới tham quan, học tập kinh nghiệm thực tế tại mô hình trồng trọt, chăn nuôi tổng hợp hộ ông Lã Phú Thuận (thị trấn Yên Thịnh, huyện Yên Mô).

Ninh Bình: Gần 200 cán bộ nông dân đi học tập mô hình phát triển kinh tế hiệu quả tại Yên Mô - Ảnh 11.

Đoàn đến tham quan mô hình và mua cây khoai môn ngọt Thái Lan về trồng. Ảnh: Vũ Thượng

Ninh Bình: Gần 200 cán bộ nông dân đi học tập mô hình phát triển kinh tế hiệu quả tại Yên Mô - Ảnh 12.

Cận cảnh cây cây khoai môn ngọt Thái Lan hộ ông Thuận đang trồng. Ảnh: Vũ Thượng

      Ông Lã Phú Thuận cho biết, năm 2020, tôi quyết định thuê đất để nuôi ốc nhồi bán giống và thương phẩm, đồng thời trồng cây khoai môn ngọt Thái Lan cho sản phẩm chủ yếu là ngó, ngó khoai là phần thân mọc dài ra ở phía gốc, và được các bà nội trợ mua về sử dụng trong bữa ăn hằng ngày.

       Loại sản phẩm này khác với ngó khoai nước vẫn được người dân trồng là không bị ngứa, ngó mập, cho năng suất cao. Đặc biệt, cây khoai môn ngọt Thái Lan cũng là loại cây trồng phù hợp ở những chân ruộng trũng khi chuyển đổi từ cấy lúa mà không bị phá vỡ mặt bằng.

Ninh Bình: Gần 200 cán bộ nông dân đi học tập mô hình phát triển kinh tế hiệu quả tại Yên Mô - Ảnh 13.

Cán bộ nông dân Ninh Bình đánh giá đây là mô hình thiết thực, phụ hợp để áp dụng. Ảnh: Vũ Thượng

Ninh Bình: Gần 200 cán bộ nông dân đi học tập mô hình phát triển kinh tế hiệu quả tại Yên Mô - Ảnh 14.

Trồng cây khoai môn ngọt Thái Lan kết hợp nuôi con ốc nhồi đạt hiệu quả. Ảnh: Vũ Thượng

Ninh Bình: Gần 200 cán bộ nông dân đi học tập mô hình phát triển kinh tế hiệu quả tại Yên Mô - Ảnh 15.

Trên bờ, gia đình ông Lã Phú Thuận nuôi hàng trăm con gà thương phẩm. Ảnh: Vũ Thượng

     Ngoài việc, trồng cây khoai môn ngọt Thái Lan lấy ngó bán ra thị trường, ông Thuận còn sử dụng lá, tàu, củ…để làm thức ăn cho con ốc nhồi. Con ốc nhồi được nuôi dưới tán cây khoai môn rất hiệu quả bởi lá cây khoai tạo bóng mát cho con ốc vào mùa hè, và chắn gió khi đông về.

     Ông Thuận bộc bạch: "Cây khoai môn ngọt Thái Lan ít bị sâu bệnh, chi phí đầu tư thấp,…Đối với kỹ thuật trồng cây khoai môn ngọt Thái Lan lại đơn giản, thường trồng cây từ tháng 9-10 hằng năm, mỗi luống chiều ngang khoảng 3 m, cao 40-50 cm.

     Trồng cây khoai môn ngọt Thái Lan lấy ngó đem lại năng suất cao gấp nhiều lần trồng lúa. Hiện, 1 sào cây khoai môn ngọt Thái Lan nếu chăm sóc tốt thì đạt 500-600 kg ngó, thời gian thu hoạch kéo dài từ 9-10 tháng.

Ninh Bình: Gần 200 cán bộ nông dân đi học tập mô hình phát triển kinh tế hiệu quả tại Yên Mô - Ảnh 16.

Phó Chủ tịch Hội Nông dân Ninh Bình Hoàng Ngọc Chinh tặng quà cho hộ ông Lã Phú Thuận. Ảnh: Vũ Thượng

     Giá bán ngó khoai môn ngọt sản phẩm thô khoảng 20.000 đồng/kg, riêng ngó khoai môn đã sơ chế, đóng gói…giá tùy từng thời điểm từ 30.000-40.000 đồng/kg. 

     Ông Trần Trung Hải, Phó Chủ tịch Hội Nông dân huyện Kim Sơn cho biết: "Sau chuyến thăm quan, học hỏi thực tế tại huyện Yên Mô, tôi sẽ về tuyên truyền, hướng dẫn hội viên nông dân Kim Sơn nắm bắt và nghiên cứu áp dụng. Tôi thấy các mô hình đi tham quan đợt này rất thiết thực, nhiều hội viên nông dân các huyện có thể học tập để thúc đẩy, phát triển kinh tế gia đình".

Vũ Thượng

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Bài viết cũ hơn

 

LIÊN KẾT WEBSITE

CHƯƠNG TRÌNH HỢP TÁC

THƯ VIỆN ẢNH

THỜI TIẾT NINH BÌNH

HÔM NAY NGÀY MAI
oC - oC oC - oC
Độ ẩm:  Độ ẩm: 
Nguồn: TTKTTVTW

THỐNG KÊ TRUY NHẬP

Đang truy cậpĐang truy cập : 91

Máy chủ tìm kiếm : 5

Khách viếng thăm : 86


Hôm nayHôm nay : 19180

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 666117

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 47222528