Banner2021
19:05 EST Thứ tư, 29/11/2023
Rss

Trang nhất » HỘI ND-NB » NÓI KHÔNG VỚI THỰC PHẨM BẨN

Người dân ven biển huyện Kim Sơn chăm sóc và bảo vệ con nuôi thủy sản mùa mưa

Chủ nhật - 15/05/2022 23:53

Vào mùa mưa, thời tiết thay đổi thất thường, môi trường sống bị biến động, mầm bệnh có cơ hội lây lan, xâm nhập gây khó khăn cho sự sinh trưởng và phát triển của con nuôi thủy sản. Như thời điểm hiện nay, mưa lớn liên tục xảy ra, việc chăm sóc và bảo vệ con nuôi thủy sản đang được bà con vùng bãi ngang huyện ven biển Kim Sơn quan tâm thực hiện.

Mưa lớn xen nắng gắt, nông dân xã Kim Trung, huyện Kim Sơn dành nhiều thời gian cho chăm sóc con nuôi thủy sản.

Mưa lớn xen nắng gắt, nông dân xã Kim Trung, huyện Kim Sơn dành nhiều thời gian cho chăm sóc con nuôi thủy sản.

     Xã Kim Trung là một trong 3 địa phương vùng bãi ngang có nhiều diện tích nuôi thủy sản nước mặn, lợ. Đến thời điểm này toàn xã đã cơ bản thả xong vụ thủy sản năm 2022, với trên 250 ha đầm gồm: tôm sú, tôm thẻ, cá vược, cua, ngao… Mặc dù, trước khi nuôi thả bà con thực hiện nghiêm túc quy trình xử lý ao đầm, xong do thời tiết diễn biến phức tạp nên trên địa bàn đã có hiện tượng tôm bị bệnh ở diện nhỏ, nhờ phát hiện xử lý sớm nên đã kịp thời ngăn chặn lây lan.

     Ông Phạm Văn Kiệm, xã Kim Trung, huyện Kim Sơn chia sẻ: "Với hơn 1 mẫu đầm, gia đình tôi đã đưa vào nuôi thả cá vược, tôm sú và hàu giống, phần lớn nuôi ngoài trời. Mặc dù có kinh nghiệm nhiều năm nuôi thủy sản vùng nước lợ, nhưng trước diễn biến thời tiết phức tạp, mưa lớn xen nắng gắt, tôi đã dành nhiều thời gian hơn cho chăm sóc con nuôi của gia đình".

Chú trọng chăm sóc con nuôi thủy sản mùa mưa bằng cách đảm bảo nguồn nước, bổ sung thức ăn.     Ở thời điểm này, toàn huyện Kim Sơn đã nuôi thả đạt 90% diện tích năm 2022, nhìn chung tình tình hình dịch bệnh được kiểm soát tốt từ khâu giống đến ương nuôi và chăm sóc. Tuy nhiên, trước tình hình thời tiết gây nhiều khó khăn cho thủy sản vùng bãi ngang, Chi cục Thủy sản tỉnh đã phối hợp với huyện Kim Sơn chỉ đạo các xã triển khai các biện pháp ứng phó như: đảm bảo nguồn nước để hộ dân bổ sung vào ao, đầm, chăm sóc thức ăn, chế phẩm phù hợp, tăng cường bón vôi bột trước khi mưa lớn để ổn định các chỉ số môi trường nuôi. Tập huấn cho hộ dân xử lý khắc phục thiệt hại, khôi phục sản xuất:

    Kỹ sư Phùng Văn Nghiệp, Chi cục Thủy sản tỉnh khuyến cáo hộ dân tăng cường kiểm tra ao đầm hàng ngày, khi phát hiện có dấu hiệu thủy sản ốm, yếu thì báo cơ quan chuyên môn để xử lý kịp thời, không để lây lan ra diện rộng, hạn chế thiệt hại do dịch bệnh gây ra.

Minh Nguyệt (nbtv.vn)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Bài viết mới hơn

Bài viết cũ hơn

 

LIÊN KẾT WEBSITE

CHƯƠNG TRÌNH HỢP TÁC

THƯ VIỆN ẢNH

THỜI TIẾT NINH BÌNH

HÔM NAY NGÀY MAI
oC - oC oC - oC
Độ ẩm:  Độ ẩm: 
Nguồn: TTKTTVTW

THỐNG KÊ TRUY NHẬP

Đang truy cậpĐang truy cập : 48

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 47


Hôm nayHôm nay : 15134

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 521561

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 20678273