Trong những năm qua, Hội Nông dân tỉnh Ninh Bình đã có nhiều giải pháp chỉ đạo, triển khai thực hiện việc tư vấn, hỗ trợ nông dân sản xuất, kinh doanh, đồng hànhtiêu thụ nông sản an toàn, từng bước hình thành chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản thực phẩm theo hướng bảo đảm an toàn, bền vững.
Năm 2016, Hội Nông dân tỉnh triển khai Đề án “Nông dân Ninh Bình nói không với thực phẩm bẩn”. Hội Nông dân tỉnh trực tiếp ký cam kết với 50 hộ nông dân, đại diện các HTX, tổ hợp tác và các chủ doanh nghiệp chế biến, kinh doanh thực phẩm nông sản quy mô lớn về tăng cường trách nhiệm đảm bảoATTP trong sản xuất, chế biến, kinh doanh và tiêu thụ nông sản. Đồng thời, tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cán bộ, hội viên nông dân về sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ nông sảnan toàn trên các phương tiện truyền thông. Hội Nông dân tỉnh trực tiếp tổ chức 45 lớp dạy nghề và cấp giấy chứng nhận nghề cho 1.475 học viên, với các nghề như: trồng nấm, trồng rau an toàn, nuôi gà thả vườn... Tổ chức Hội thi“Nông dân Ninh BìnhNói không với thực phẩm bẩn”. Xây dựng 483 mô hình “Nông dân nói không với thực phẩm bẩn”, trong đó 60 mô hình cấp tỉnh, 76 mô hình cấp huyện. Các hộ nông dân tham gia mô hình được tập huấn kiến thức sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn, được Hội Nông dân và cơ quan chức năng tư vấn, hướng dẫn thủ tục để công nhận đủ điều kiện ATTP, được hỗ trợ đăng ký nhãn hiệu hàng hóa, chỉ dẫn địa lý, thiết kế bao bì, đóng gói sản phẩm, công bố sản phẩm phù hợp quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm. Các mô hìnhđược Hội Nông dân các cấp hỗ trợ một phần nguyên liệu, vật tư, máy móc và kinh phí triển khai.
Trước nhu cầu thiết thực của các hộ nông dân, các Tổ hợp tác, hợp tác xã sản xuất, chế biến nông sản an toàn là cần có nơi để giới thiệu và tiêu thụ nông sản an toàn, Hội Nông dân tỉnh đã vận động hội viên nông dân mở các Cửa hàng nông sản an toàn. Từ năm 2017 đến nay, được sự quan tâm, hỗ trợ của các cấp ủy đảng, chính quyền, các cấp Hội Nông dân đã thành lập và duy trì hoạt động 25 cửa hàng nông sản an toàn. Trong đó: TP Ninh Bình: 06 cửa hàng, TP Tam Điệp: 04 cửa hàng, huyện Yên Khánh: 03 cửa hàng, huyện Nho Quan 03 cửa hàng, các huyện còn lại, mỗi huyện ít nhất 01 cửa hàng, TP Hòa Bình 01 cửa hàng. Qua 4 năm triển khai và duy trì hoạt động, chuỗi cửa hàng Nông sản an toàn đã dần hoàn thiện và là địa chỉ tin cậy của người sản xuất và người tiêu dùng. Hầu hết các loại nông sản có nguồn gốc rõ ràng, có chất lượng trong tỉnh đều được giới thiệu và bán tại chuỗi cửa hàng. Nhiều cửa hàng đã mở rộng quy mô, tạo việc làm và tăng thu nhập cho người lao động. Tiêu biểu như cửa hàng Sông Vân, TP Ninh Bình, Minh Quang - TP Tam Điệp, Phương Dung - huyện Kim Sơn, Trang Quyết - huyện Gia Viễn, Tùng Dương, Thành Trung - huyện Yên Khánh, Vân Nga - huyện Nho Quan…
Để nguồn nông sản cung cấp cho chuỗi cửa hàng ổn định và chất lượng, Hội Nông dân tỉnh đã hỗ trợ 35 sản phẩm được công bố phù hợp tiêu chuẩn an toàn thực phẩm. Thành lập Câu lạc bộ nông sản an toàn gồm 60 thành viên nhằm hỗ trợ nhau cùng phát triển, kinh doanh cạnh tranh lành mạnh, kết nối cung cầu, mở rộng, phát triển vùng nguyên liệu ổn định, trao đổi thông tin hàng hóa giữa các thành viên. Bên cạnh đó, Hội Nông dân tỉnh phối hợp Hội Nông dân các tỉnh, thành phố trong cả nước giới thiệu và bán nông sản an toàn của các địa phương như: An Giang, Bạc Liêu, Đồng Tháp, Nghệ An, Hải Dương, Quảng Ninh, Hà Nội, Hà Giang...
Trong đợt bùng phát dịch lần thứ 4, Hội Nông dân tỉnh luôn đồng hành cùng hội viên nông dân trong và ngoài tỉnh trong việc hỗ trợ hội viên nông dân chịuảnh hưởng của dịch covid - 19. Cán bộ, hội viên nông dân tham gia thành lập, duy trì 1.324 tổ covid cộng đồng với hơn 4.000 hội viên nông dân tham gia, hỗ trợ tiêu thụ 1.100 tấn nông sản, vận động hỗ trợ nhu yếu phẩm với tổng giá trị 354,6 triệu đồng. Trong đó, Hội Nông dân tỉnh Ninh Bình tặng 880 xuất quà cho hội viên nông dân thành phố Hồ Chí Minh 300 xuất, tặng hội viên nông dân tỉnh Bình Dương 200 xuất, tặng hội viên nông dân thành phố Hà Nội 300 túi quà an sinh và 80 xuất quà cho hội viên nông dân có hoàn cảnh khó khăn trong tỉnh đang bị cách ly bởi dịch Covid - 19, mỗi xuất quà trị giá 300.000đ. Hưởng ứng chương trình triệu phần quà, nghìn tấn nông sản do Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phát động Hội Nông dân tỉnh đã phát động mỗi cán bộ ủng hộ 1 ngày lương. Tiêu biểu như: Cửa hàng nông sản Thành Trung – Yên Khánh tặng nông sản hỗ trợ bà con nông dân bị cách ly tại thành phố Hà Nội trị giá 2,6 triệu đồng. Bên cạnh đó, bằng những cách làmhay, thiết thực, sáng tạo hội viên nông dân đã có nhiều mô hình hay như: Bữa ăn “Không đồng” tại xã Đồng Phong và thị trấn Nho Quan - huyện Nho Quan do Hội Nông dân xã thành lập đã hỗ trợ miễn phí các xuất ăn cho cán bộ tham gia phòng chống dịch tại cơ sở cách ly; mô hình làm vách ngăn tại trụ sở làm việc xã Gia Tường – Nho Quan; mô hình chốt kiểm soát dịch bệnh tuyến xã tại xã Cúc Phương, Gia Lâm – Nho Quan, xã Gia Hòa, Gián Khẩu - huyện Gia Viễn do hội viên nông dân tự nguyện tham gia (không có kinh phí nhà nước hỗ trợ). Mô hình chuyến xe “không đồng” tại xã Gia Tường – Nho Quan hỗ trợ vận chuyển lúa gặt từ đồng về nhà các gia đình bị cách ly; gian hàng không đồng tại xã Cồn Thoi - huyện Kim Sơn duy trì trong 15 ngày nhằm hỗ trợ nhu yếu phẩm cho đơn vị khi có ca nhiễm covid – 19 cộng đồng tạiđịa phương. Mô hình “hỗ trợ kính chống giọt bắn” tại các huyện Nho Quan, Yên Khánh.Nhiều cá nhân đã đếnủng hộ bằng hiện vật, kinh phí. Hội Nông dân tỉnhcùng thành viên CLB nông sản an toàn tặng 4 chốt kiểm soát dịch covid – 19 tại xã Cúc Phương, Gia Lâm – Nho Quan; xã Gia Hòa, Gián Khẩu – Gia Viễn mỗi chốt tặng 10 thùng mỳ tôm, 5 kg lạc rang, 5 túi thịt chưng mắm tép, 2 thùng cơm cháy. Nhiều hội viên nông dân đã ủng hộ các chốt kiểm dịch, khu cách ly bằng các hiện vật như gạo, gà, trứng, cá, đậu phụ, rau… hỗ trợ chi phí vận chuyển hàng hóa, nhu yếu phẩm trong quá trình tập kết hàng chuyển đi các tỉnh.
Ngoài ra, Hội Nông dân tỉnh Ninh Bình đã phối hợp với Hội Nông dân tỉnh bạn, đồng thời chỉ đạo Hội Nông dân các huyện, cơ sở và hệ thống cửa hàng nông sản an toàn trên địa bàn tỉnhđã trực tiếp giải cứu và hỗ trợ kết nối tiêu thụ trên 76,4 tấn nông sản cho nông dân trong tỉnh và các tỉnh, thành bạn trong cả nước gồm: các loại dưa, rau, củ quả trong tỉnh, Cam sành Hà Giang, cà chua Mai Sơn, hành tím Sóc Trăng, vải thiều Bắc Giang, hoa quả Sơn La…Ngoài ra chuỗi cửa hàng nông sản an toàn đều là địa chỉ kết nối tiêu thụ nông sản trong và ngoài tỉnh. Quá trình triển khai được cán bộ, hội viên nông dân, nhân dân đồng tình hưởng ứng, cấp ủy chính quyền cơ sở ghi nhận.
Với những việc làm cụ thể, thiết thực của các cấp Hội Nông dân trong tỉnh đã từng bước nâng cao nhận thức, chuyển đổi cách nghĩ, cách làm trong sản xuất, chế biến, bảo quản, kinh doanh, tiêu thụ nông sản của hội viên, nông dân, giúp người nông dân tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng và giá trị nông sản, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân dân, đó cũng là thực hiện có hiệu quả các mục tiêu trong xây dựng nông thôn mới, xây dựng đô thị văn minh. Góp phần xây dựng hình ảnh tỉnh Ninh Bình là điểm đến tin cậy, an toàn của du khách trong và ngoài nước.
Ngọc Huấn
Ban KT-XH -Hội Nông dân tỉnh