Banner2021
12:23 EDT Thứ bảy, 05/10/2024
Rss

Trang nhất » HỘI ND-NB » PHONG TRÀO NÔNG DÂN » Nông dân SXKDG

Phong trào Nông dân sản xuất kinh doanh giỏi Ninh Bình: Động lực giúp nông dân hăng hái thi đua lao động, sáng tạo

Thứ năm - 29/09/2022 22:23

Qua 5 năm thực hiện, phong trào nông dân sản xuất kinh doanh giỏi giai đoạn 2017-2022 đã đạt được những kết quả to lớn, tạo động lực khích lệ, động viên hội viên, nông dân trên địa bàn tỉnh Ninh Bình hăng hái thi đua lao động sản xuất, đổi mới cách nghĩ, cách làm, vươn lên làm giàu và giúp đỡ hộ nghèo thoát nghèo bền vững.

Ông Đinh Hồng Thái - Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Ninh Bình cho biết, phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi đã trở thành phong trào cách mạng trong thời kỳ đổi mới của giai cấp nông dân. 5 năm qua, phong trào phát triển cả về bề rộng và chiều

Ông Đinh Hồng Thái - Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Ninh Bình cho biết, phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi đã trở thành phong trào cách mạng trong thời kỳ đổi mới của giai cấp nông dân. 5 năm qua, phong trào phát triển cả về bề rộng và chiều

Mới dây, phóng viên Dân Việt đã có buổi trao đổi với ông Đinh Hồng Thái - Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Ninh Bình về kết quả 5 năm triển khai phong trào Nông dân sản xuất kinh doanh giỏi (nông dân SXKDG) giai đoạn 2017-2022.

Tạo động lực khích lệ, động viên hội viên, nông dân hăng hái thi đua lao động sản xuất

-Ông có thể đánh giá khái quát những kết quả đạt được của phong trào nông dân SXKDG của tỉnh trong 5 năm qua ? Cụ thể về các khó khăn, thuận lợi khi thực hiện phong trào tại địa phương?

-5 năm qua, phong trào nông dân SXKDG trên địa bàn tỉnh Ninh Bình tiếp tục phát triển cả bề rộng và chiều sâu có sức lan tỏa trong nhiều lĩnh vực: Trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ và trong đời sống kinh tế - xã hội ở nông thôn.

Phong trào đã đạt được những kết quả to lớn, tạo động lực khích lệ, động viên hội viên, nông dân hăng hái thi đua lao động sản xuất, đổi mới cách nghĩ, cách làm, vươn lên làm giàu và giúp đỡ hộ nghèo thoát nghèo bền vững.

Đặc biệt, phong trào nông dân SXKDG đã góp phần thực hiện có hiệu quả chương trình xây dựng nông thôn mới, xây dựng đô thị văn minh, góp phần tích cực phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, xây dựng củng cố tổ chức Hội ngày càng vững mạnh, nâng cao vai trò, vị thế của Hội trong hệ thống chính trị và trong đời sống xã hội.

-Phong trào nông dân SXKDG trong 5 năm qua đã có tác động như thế nào đối với đời sống kinh tế- xã hội nói chung của tỉnh?

-Từ phong trào nông dân SXKDG đã thúc đẩy nhu cầu liên kết giữa các hộ nông dân để sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao hơn. Nắm bắt nhu cầu của nông dân, Hội Nông dân các cấp đã tích cực tuyên truyền cho cán bộ, hội viên, nông dân nắm được vai trò, vị trí và tác động của thành phần kinh tế tập thể đối với sự phát triển của kinh tế hộ, kinh tế trang trại, gia trại của nông dân.

Từ năm 2017 đến nay, Hội Nông dân các cấp đã vận động, hướng dẫn nông dân thành lập được 28 HTX và 97 tổ hợp tác, nâng tổng số HTX, THT do Hội hướng dẫn thành lập đến nay được 78 HTX, 331 THT hoạt động hiệu quả ở đa dạng ngành nghề, tiêu biểu như: HTX nuôi trồng thủy sản tại xã Yên Đồng (Yên Mô), HTX trồng đào (Xuân Chính, Kim Sơn); HTX chăn nuôi tại xã Như Hòa (Kim Sơn), Tổ Liên gia chăn nuôi Dê xã Ninh Hòa (huyện Hoa Lư)....

Các Chi hội, tổ Hội nghề nghiệp đã bước đầu được đông đảo nông dân tham gia, đến nay toàn tỉnh thành lập được 17 chi Hội nghề nghiệp, 133 tổ Hội nghề nghiệp.

Phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi đã góp phần hình thành nhiều vùng sản xuất chuyên canh đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu sản xuất và đời sống của hội viên, nông dân để hình thành mô hình kinh tế trang trại, xây dựng các mô hình cây trồng, con nuôi có hiệu quả kinh tế cao.

Tiếp tục thực hiện Đề án "Nông dân Ninh Bình nói không với thực phẩm bẩn", các cấp Hội đã xây dựng được 473 mô hình sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn, trong đó: Hội Nông dân tỉnh đã xây dựng 28 mô hình điển hình như: Mô hình đủ điều kiện sản xuất rau an toàn tại xã Văn Phong, huyện Nho Quan; mô hình đủ điều kiện sản xuất rau an toàn tại xã Yên Từ, huyện Yên Mô; mô hình đủ điều kiện sản xuất mắm tép an toàn tại thị trấn Me, huyện Gia Viễn; mô hình đủ điều kiện sản xuất giò chả an toàn tại xã Lưu Phương, huyện Kim Sơn...

Hội Nông dân tỉnh đã xây dựng và duy trì hoạt động 25 "Cửa hàng nông sản an toàn", gắn biển 15"Điểm bán hàng hạn chế túi nilon và đồ thải nhựa" tại TP Ninh Bình, TP Tam Điệp, Hoa Lư..; gắn biển 02 "Điểm du lịch, dịch vụ thân thiện môi trường" tại xã Ninh Hải huyện Hoa Lư...

Tiếp tục duy trì và xây dựng mới 313 mô hình "Dân vận khéo". Hội Nông dân tỉnh đã phối hợp với trung tâm Viễn thông Ninh Bình (VNPT) hỗ trợ tư vấn, hướng dẫn đăng ký tem nhãn truy xuất nguồn gốc cho 35 sản phẩm đạt tiêu chuẩn, tiêu biểu như các sản phẩm của hộ ông Tống Viết Vinh, xã Mai Sơn ( Yên Mô), hợp tác xã sản xuất và tiêu thụ nông sản an toàn xã Khánh Thành ( Yên Khánh) và hộ Phạm Thị Dung - Công ty Công nghệ xanh, thôn Khê Thượng , xã Khánh Cư huyện Yên Khánh...

Hội Nông dân các huyện, thành phố xây dựng được 53 mô hình, Hội Nông dân các cơ sở xây dựng được 352 mô hình.

Phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi đã trở thành phong trào cách mạng trong thời kỳ đổi mới của giai cấp nông dân. 5 năm qua, phong trào phát triển cả về bề rộng và chiều sâu, thu hút đông đảo nông dân tham gia, trở thành động lực quan trọng khai thác tiềm năng, thế mạnh của địa phương.

Phong trào đã và đang tạo ra những tiền đề và điều kiện cần thiết để tham gia tái cơ cấu ngành nông nghiệp, sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa; nhiều nông dân giám nghĩ, giám làm, tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, con nuôi mới có giá trị kinh tế cao vào sản xuất theo chuỗi và phát triển trên diện rộng… nhiều hộ sản xuất kinh doanh giỏi đã vươn lên thành chủ các trang trại, doanh nghiệp, làm sáng lập viên hoặc tham gia thành lập tổ hợp tác và hợp tác xã như hộ ông Nguyễn Văn Năng (huyện Yên Khánh), Ông Lê Ngọc Quyết (huyện Kim Sơn), bà Trần Thị Trang (huyện Gia Viễn)...

Hơn nữa thông qua phong trào nông dân SXKDG, đội ngũ cán bộ hội được rèn luyện và trưởng thành có kinh nghiệm trong việc tổ chức các hoạt động hỗ trợ nông dân, quản lý dự án, xây dựng các mô hình kinh tế, tổ chức hội đã mở rộng hợp tác với các ngành, các doanh nghiệp để huy động nguồn lực hỗ trợ nông dân. Phong trào thi đua là chất keo gắn kết giữa tổ chức hội và hội viên, góp phần thu hút, tập hợp đông đảo nông dân vào tổ chức hội.

Giai đoạn (2017 -2022) đã kết nạp 16.044 hội viên, nâng tổng số hội viên toàn tỉnh lên 132.839 hội viên, đạt 78,2% so với hộ nông nghiệp.

Ông Đinh Hồng Thái - Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Ninh Bình cùng các đại biểu thăm quan gian hàng nông sản an toàn Tú Tuyết ở Kim Mỹ, Kim Sơn, Ninh Bình. Đây là một trong số 25 "Cửa hàng nông sản an toàn", được gắn biển"Điểm bán hàng hạn chế túi nilon và đồ thải nhựa" tại Ninh Bình do Hội Nông dân tỉnh triển khai. Ảnh: NVCC

-Hội Nông dân tỉnh Ninh Bình đã triển khai, hỗ trợ công tác đào tạo, xây dựng người nông dân chuyên nghiệp, chuyển đổi số như thế nào để thúc đẩy mạnh mẽ phong trào nông dân giỏi?

-Hội Nông dân tỉnh tổ chức tập huấn cho 1.537 cán bộ, hội viên, nông dân của 8 huyện, thành phố và 141 xã, phường thị trấn trong toàn tỉnh giới thiệu sàn thương mại điện tử postmart.vn và lợi ích của bà con khi tham gia đăng sản phẩm lên sàn thương mại điện tử, hướng dẫn cách thức tạo tài khoản, đăng sản phẩm và hướng dẫn bán hàng trên sàn Postmart.vn.

Phối hợp xây dựng gian hàng nông sản trên sàn Postmart.vn tại Festival Nông sản Sơn La. Hỗ trợ và hướng dẫn 242 hộ nông dân tạo tài khoản mua, bán hàng trên sàn TMĐT postmart.vn.

Việc đưa nông sản lên sàn thương mại điện tử tạo thêm một kênh phân phối bền vững cho sản phẩm tiềm năng của các địa phương, hoạt động này sẽ góp phần nâng cao năng lực chuyển đổi số cho tổ chức Hội, HTX, THT và đặc biệt khuyến khích tinh thần "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam". Đây là một trong những phương thức bán hàng hiệu quả trong giai đoạn phát triển xã hội số hiện nay.

Phối hợp tổ chức giới thiệu và sử dụng các ứng dụng của sàn thương mại điện tử nhằm cung cấp cho Hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ nông dân, hộ sản xuất xuất kinh doanh công cụ bán hàng tập trung, kết nối đa kênh, tương tác nhiều chiều nhằm giải quyết các vấn đề khó khăn trong tiêu thụ nông sản, giúp bà con nông dân kết nối sản phẩm tới tận tay người tiêu dùng với giá cả hợp lý và mang lại lợi nhuận cao.

Các cấp Hội tiếp tục tuyên truyền, đẩy mạnh sử dụng mã QR truy xuất nguồn gốc nông sản, thực phẩm, tiếp tục phổ biến, nâng cao nhận thức của hội viên, nông dân về tầm quan trọng của việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm, góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp sạch có năng suất, chất lượng sản phẩm và giá trị sản xuất cao, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm. Trong năm qua, Hội Nông dân tỉnh phối hợp hỗ trợ trao hơn 250.000 tem truy xuất nguồn gốc.

Các cửa hàng nông sản an toàn, các hộ nông dân đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt nhằm gia tăng tiện tích thanh toán cho người tiêu dùng, phối hợp với Ngân hàng chỉ đạo nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán theo hướng cung ứng dịch vụ đa tiện ích cho khách hàng trên cơ sở áp dụng các công nghệ, phương thức thanh toán hiện đại như: Mã phản hồi nhanh (QR code), mã hóa thông tin thẻ, thanh toán di động (mobile payment)…

Phấn đấu có từ 35% trở lên số hội viên nông dân đạt hộ sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp

-Trên cơ sở kết quả đạt được, những bài học kinh nghiệm trong giai đoạn 2017-2021, Hội Nông dân tỉnh Ninh Bình đặt ra những mục tiêu nào trong phong trào nông dân SXKDG giai đoạn 2022-2026?

- Hội ND tỉnh sẽ tuyên truyền vận động nông dân tiếp tục đẩy mạnh phong trào "nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững", tích cực tham gia chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa.

Tích cực tham gia xây dựng nông thôn mới, xây dựng Hội ND tỉnh Ninh Bình vững mạnh toàn diện, thực sự là trung tâm nòng cốt trong công cuộc xây dựng nông thôn mới góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế - xã hội do Đại hội Đảng các cấp và Đại hội Hội Nông dân Việt Nam đề ra.

Tiếp tục thực hiện phương hướng, nhiệm vụ do Đại hội VII Hội Nông dân Việt Nam, Đại hội VI Hội Nông dân tỉnh Ninh Bình đề ra; nâng cao chất lượng phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững góp phần thực hiện thắng lợi CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn và hội nhập quốc tế.

Cụ thể, hàng năm có 70% hộ hội viên nông dân đăng ký đạt danh hiệu hộ SXKDG.

Phấn đấu đến năm 2023 có từ 35% trở lên số hộ hội viên nông dân đạt tiêu chuẩn hộ sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp, trong đó số hộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi cấp tỉnh đạt 3% trở lên; giảm 2% hộ hội viên nông dân nghèo/năm.

Nông dân Việt Nam xuất sắc 2019 Phan Văn Miền chăm sóc gà đặc sản tại trang trại của gia đình ở xã Yên Mạc, huyện Yên Mô (Ninh Bình). Ảnh: TQ

-Trong thời gian tới, Hội ND tỉnh Ninh Bình có giải pháp gì để khắc phục khó khăn và hỗ trợ nông dân, cũng như phong trào nông dân sản xuất kinh doanh giỏi của tỉnh đạt hiệu quả cao hơn?

-Trong thời gian tới, Hội sẽ tiếp tục tuyên truyền nhân rộng và nâng cao hiệu quả về các mô hình sản xuất kinh doanh giỏi điển hình, khích lệ động viên nông dân thay đổi nếp nghĩ, cách làm quyết tâm vượt khó, tập trung khai thác tiềm năng, thế mạnh về vốn, lao động, đất đai để đầu tư phát triển sản xuất.

Chủ động tranh thủ sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng; sự tạo điều kiện của chính quyền và phối hợp chặt chẽ với các ngành tổ chức có hiệu quả việc chuyển giao khoa học công nghệ, KHKT vào sản xuất, kinh doanh. Tập trung vào những cây, con có giá trị kinh tế cao; nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm, sản xuất gắn với bảo vệ môi trường, xây dựng mô hình kinh tế trang trại tổng hợp và hợp tác để hạn chế rủi ro trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm để góp phần đẩy nhanh sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Chú trọng công tác xây dựng mô hình điểm gắn với sơ, tổng kết và nhân ra diện rộng.

Đẩy mạnh các hoạt động phối hợp tạo vốn sản xuất, kinh doanh cho nông dân thông qua nguồn vốn tín dụng của nhà nước, các dự án và chương trình quốc gia giải quyết việc làm; xây dựng phát triển Quỹ HTND. Mở rộng và nâng cao hiệu quả chương trình liên kết "4 nhà" hỗ trợ cho nông dân có kiến thức về KHKT, vật tư, vốn và thị trường tiêu thụ nông sản.

Mở rộng các hình thức liên doanh, liên kết, các cấp Hội chú trọng xây dựng các dự án tranh thủ sự giúp đỡ của các tổ chức quốc tế hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, kinh doanh. Tổ chức các hoạt động dịch vụ hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, kinh doanh. 

Tổ chức các hình thức dạy nghề và xúc tiến giới thiệu việc làm cho nông dân và con em nông dân, vận động và hướng dẫn nông dân tham gia thành lập các HTX, THT. Xây dựng và thực hiện đề án "Xây dựng và phát triển chuỗi cửa hàng Nông sản an toàn giai đoạn 2021 - 2025" trên địa bàn tỉnh. Thực hiện Đề án "Nâng cao vai trò của Hội nông dân Việt Nam trong việc hỗ trợ nông dân khởi nghiệp sáng tạo, giai đoạn 2020 -2025".

Chú trọng việc vận động nông dân đoàn kết tương trợ, giúp đỡ nhau, động viên mỗi hộ sản xuất, kinh doanh giỏi giúp đỡ hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn bằng cách tạo vốn, hướng dẫn cách làm ăn và tạo thu nhập ổn định cho gia đình họ. Giao chỉ tiêu mỗi hộ sản xuất, kinh doanh giỏi hằng năm giúp đỡ ít nhất 2 - 5 hộ nghèo/năm.

Hàng năm chỉ đạo các cơ sở hội phát động phong trào, bình xét công nhận, khen thưởng các hộ nông dân đạt danh hiệu "hộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi" cấp cơ sở, đối với cấp tỉnh 02 năm một lần tổ chức biểu dương, tôn vinh nông dân sản xuất kinh doanh giỏi tiêu biểu, tổ chức tổng kết phong trào giai đoạn 2017 - 2021.

-Xin cảm ơn ông!

(Trần Quang
Báo Dân Việt)

 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Bài viết mới hơn

Bài viết cũ hơn

 

LIÊN KẾT WEBSITE

CHƯƠNG TRÌNH HỢP TÁC

THƯ VIỆN ẢNH

THỜI TIẾT NINH BÌNH

HÔM NAY NGÀY MAI
oC - oC oC - oC
Độ ẩm:  Độ ẩm: 
Nguồn: TTKTTVTW

THỐNG KÊ TRUY NHẬP

Đang truy cậpĐang truy cập : 334

Máy chủ tìm kiếm : 7

Khách viếng thăm : 327


Hôm nayHôm nay : 90660

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 456467

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 37059791