Banner2021
19:36 +07 Chủ nhật, 08/09/2024
Rss

Trang nhất » HỘI ND-NB » PHONG TRÀO NÔNG DÂN » Nông dân SXKDG

Nông dân Ninh Bình sản xuất kinh doanh giỏi

Thứ sáu - 16/09/2022 08:36

Hội Nông dân tỉnh Ninh Bình có 4 nông dân đạt danh hiệu “Nông dân sản xuất kinh doanh giỏi toàn quốc lần thứ VI giai đoạn 2017-2022” là những nông dân tích cực đi đầu trong việc mạnh dạn đổi mới mô hình phát triển nông nghiệp trong xây dựng nông thôn mới của tỉnh Ninh Bình nói riêng và cả nước nói chung.

Các đại biểu tại Hội nghị Biểu dương "Nông dân sản xuất kinh doanh giỏi toàn quốc lần thứ VI” giai đoạn 2017-2022

Các đại biểu tại Hội nghị Biểu dương "Nông dân sản xuất kinh doanh giỏi toàn quốc lần thứ VI” giai đoạn 2017-2022

Nông dân áp dụng khoa học kỹ thuật, chuyển đổi số trong sản xuất nông nghiệp
Ông Tống Viết Vinh – Xã Mai Sơn - huyện Yên Mô đạt danh hiệu Nông dân sản xuất kinh doanh giỏi toàn quốc lần thứ VI, giai đoạn 2017-2022”. Đây là mô hình làm kinh tế áp dụng đổi mới phương thức sản xuất, ứng dụng KHCN, chuyển đổi số trong sản xuất nông nghiệp. Hiện gia đình trồng các loại rau, củ quả mang lại hiệu quả kinh tế cao như dưa chuột bao tử, cà chua bi, đậu quả các loại, bí đỏ , bí xanh… với tổng diện tích 5ha. Với phương châm mang đến cho người tiêu dùng những sản phẩm nông sản chất lượng và an toàn, gia đình ông Vinh đã áp dụng kỹ thuật sản xuất theo hướng hữu cơ, 100%. Hệ thống nhà lưới áp dụng công nghệ cao như tưới nhỏ giọt tiết kiệm nước, điều khiển tưới tự động thông qua điện thoại thông minh với nguồn nước sạch đảm bảo an toàn, các loại cây trồng gia đình ông đều dùng phân hữu cơ để chăm bón và đặc biệt không sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, các sản phẩm nông sản của gia đinh đình ông sản xuất ra được các cửa hàng nông sản trong và ngoài tỉnh lựa chọn để bao tiêu đầu ra, cung cấp đến người tiêu dùng những sản phẩm chất lượng, an toàn. Hiện nay, gia đình đã đưa 5 sản phẩm đạt tiêu chuẩn VietGAP lên sàn giao dịch POSTMART đó là cà chua, mướp, dưa chuột, cải canh, mùng tơi với giá bán hợp lý. Gia đình hiện đang tạo công ăn việc làm cho 30 lao động có việc làm thường xuyên với mức lương từ 6 - 8 triệu đồng/người/tháng, doanh thu hàng năm của gia đình đạt từ 3 tỷ đến 4 tỷ đồng/ năm. Bản thân gia đình ông rất tích cực trong việc tham gia xây dựng nông thôn mới  như hiến 80m2 đất để mở rộng trục đường liên xã.
Dạy nghề và tạo việc làm cho hàng nghìn lao động địa phương.
Ông Phạm Đăng Khuyến, Giám đốc Công ty TNHH Xuất khẩu và Đầu tư Thành Hóa xóm 1 xã Khánh Nhạc huyện Yên Khánh, trong những năm qua bản thân ông đã luôn tìm tòi học hỏi nghiên cứu, tạo thêm mẫu mới, nâng cao chất lượng sản phẩm, bởi nhu cầu của thị trường thay đổi từng ngày. Hiện nay gia đình  đang liên kết với các làng nghề của 3 huyện (Yên Khánh, Yên Mô, Kim Sơn) làm các sản phẩm thủ công mỹ nghệ từ cói, bèo bồng xuất khẩu đi nhiều nước trên thế giới, chủ yếu là châu Âu.
Với sự năng động, nhạy bén, thay đổi để thích ứng với tình hình mới, hàng năm ông đã phối hợp với các cấp các ngành tổ chức hàng trăm lớp dạy nghề phi nông nghiệp với hàng nghien hội viên nông dân tại các huyện, thành phố trong tỉnh, tổ chức nhận bao tiêu sản phẩm sau dạy nghề. Tạo điều kiện cho 140 lao động là HVND nghèo có mức thu nhập từ 4.2-5,5 triệu đồng/tháng; có 75 vệ tinh thu hút 3.500 đến 5.000  lao động; doanh thu hàng năm đạt 58 đến 97 tỷ đồng. Phối hợp với Viện mắt TP. HCM thay đục thủy tinh thể  miễn phí cho 500 bệnh nhân là người công giáo và lương, phối hợp với các bệnh viên trung ương tổ chức khám, cấp thuốc miễn phí và điều trị ngoại trú trên 100.000 lượt bệnh nhân tích cực hỗ trợ hàng trăm triệu đồng làm đường giao thông , tham gia ủng hộ quỹ phòng chống Covid-19, quỹ an sinh xã hội của tỉnh, của huyện phát động.
Xây dựng mô hình phát triển kinh tế tổng hợp 
Với đặc thù của vùng đất chiêm trũng, sản xuất kém hiệu quả nên người dân cũng không mặn mà lắm  Bà Trần Thị Thục xóm 7, xã Như Hòa huyện Kim Sơn đã mạnh dạn làm chuyển đổi đất để đào ao thả cá, tôm,… Hiện gia đình có 4.500m2 nuôi lợn nái, lợn thịt, quy mô đàn lợn nái lên 100 con, 1.500 con lợn thịt. Nhờ áp dụng đúng kỹ thuật chăn nuôi, nên gần 10 năm qua gia đình bà luôn thành công không bị thất bại. Ngoài việc nuôi con vịt, lợn…bà còn thuê gần 5 ha đất của bà con nông dân trong xã để cấy lúa giống nếp hạt cau, nếp nương…Nhằm tạo thành cánh đồng mẫu lớn, đưa cơ giới hóa nông nghiệp vào sản xuất, chế biến nông, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng, khả năng cạnh tranh cao hơn so với cách làm truyền thống. Hàng năm doanh thu trên 25 tỷ đồng , trừ chi phí các khoản hàng năm thu nhập đạt hơn 4 tỷ đồng, tạo công ăn việc làm 6 từ đến 10  lao động địa phương có thu nhập  hàng tháng từ 6 đến 10 triệu đồng; lao động thời vụ khoảng 10 người với mức chi trả gần 300.000 đồng/người/ngày. Bên cạnh đó, gia đình bà Thục đã chủ động phối hợp và phối hợp tổ chức dạy nghề, truyền nghề cho 4-5 hộ gia đình với 13 lao động, giúp vốn, kỹ thuật chăn nuôi cho 7 hộ khó khăn trong và ngoài xã...
Phát huy hiệu quả hoạt động của hợp tác xã
Trên cương vị là trưởng thôn, Phó Chi hội trưởng và Phó Giám đốc HTX dịch vụ, thương mại và nuôi trồng thủy sản Gia Hòa huyện Gia Viễn, ông Bùi Đức Thịnh luôn là người  tận tâm, nhiệt tình trong các phong trào của thôn, xóm, một điển hình trong phát triển kinh tế, làm giàu trên ruộng đồng quê hương. Năm 2014, thực hiện chủ trương dồn điền đổi thửa, chuyển dịch cơ cấu cây trồng của huyện, sau khi bàn bạc với gia đình, ông Thịnh mạnh dạn đầu tư chuyển 2,5 ha đất trồng lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản và trồng cây ăn quả. Nhằm tạo ra năng suất, chất lượng sản phẩm và giảm thiểu ô nhiễm môi trường, ông Thịnh lựa chọn áp dụng công nghệ cao vào việc nuôi trồng thủy sản. Ao nuôi là ao nổi, láng xi măng, với đầy đủ hệ thống máy bơm, sục khí, đẩy nước, máy bắn thức ăn… tất cả được kết nối với hệ thống điều khiển tự động, có thể điều khiển từ xa bằng điện thoại thông minh. Ngoài ra, trong quá trình nuôi, nguồn nước trong ao được xử lý bằng vi sinh nên hoàn toàn không phải sử dụng đến thuốc kháng sinh hay các loại thuốc khác. Trung bình cứ 7-9 tháng ông Thịnh thu 1 lứa cá với sản lượng từ 40-60 tấn; tổng sản lượng cá tu được hàng năm từ 35 đến 75 tấn. Doanh thu hàng năm đạt 1,7 đến 3,8 tỷ đồng, sau khi trừ chi phí hàng năm đạt 300 đến 650 triệu đồng.
Ngoài ra ông còn giúp đỡ 25 hộ nông dân nghèo về giống, vốn kỹ thuật tạo việc làm cho 25 đến 30 lao động lúc nông nhàn, ủng hộ 5,5 triệu đồng làm đường điện thắp sáng và giao thông nông thôn. Năm 2015, ông cùng một số nông dân khác thành lập nên HTX dịch vụ, thương mại và nuôi trồng thủy sản Gia Hòa để hỗ trợ nhau làm ăn, chia sẻ kỹ thuật, kết nối với các doanh nghiệp trong việc cung ứng cám, thuốc thú y thủy sản cũng như tiêu thụ sản phẩm, qua đó góp phần giảm chi phí đầu vào, tăng hiệu quả kinh tế cho các thành viên.
 Nguyễn Hằng

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Bài viết mới hơn

Bài viết cũ hơn

 

LIÊN KẾT WEBSITE

CHƯƠNG TRÌNH HỢP TÁC

THƯ VIỆN ẢNH

THỜI TIẾT NINH BÌNH

HÔM NAY NGÀY MAI
oC - oC oC - oC
Độ ẩm:  Độ ẩm: 
Nguồn: TTKTTVTW

THỐNG KÊ TRUY NHẬP

Đang truy cậpĐang truy cập : 486

Máy chủ tìm kiếm : 7

Khách viếng thăm : 479


Hôm nayHôm nay : 56398

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 326667

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 35142406